Nhiều chuyển biến tích cực từ mô hình thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
![]() | Hà Nội: Xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm |
![]() | 495 doanh nghiệp ở Hà Nội được cấp mã QR truy xuất minh bạch thông tin |
![]() | Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm |
Mô hình thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp tăng hiệu lực quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh.
Là một trong những địa bàn triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm từ năm 2016, quận Nam Từ Liêm đã thành lập 3 đoàn để thanh tra, kiểm tra 190 cơ sở tại phường Mỹ Đình 1 và Mỹ Đình 2. Đồng thời phát hiện 132 cơ sở vi phạm, trong đó phạt tiền 74 cơ sở với tổng số tiền gần 129 triệu đồng.
![]() |
Đoàn thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm kiểm tra công tác an toàn thực phẩm tại nhà hàng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. (Ảnh: Trần Thảo) |
Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trong lần thí điểm đầu tiên, những chuyển động trong hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm tại quận Nam Từ Liêm đạt được những kết quả khá rõ nét.
Trong đó, hoạt động thanh tra đã giảm tải cho các hoạt động của đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trước đây. Đặc biệt, sau thanh tra, ý thức chấp hành an toàn thực phẩm cũng như việc khắc phục lỗi vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có những chuyển biến tích cực.
Số cơ sở bị phạt tiền tăng gấp 5 - 7 lần so với lực lượng kiểm tra liên ngành trước kia. Điều đó đã khẳng định mô hình thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm tuyến cơ sở đã giúp tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh.
“Nhờ công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, những điểm nóng vi phạm an toàn thực phẩm được đoàn thanh tra vào cuộc, giải quyết ngay để lập lại trật tự, đảm bảo tính răn đe. Công tác thanh tra cũng giúp các thanh tra viên làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn” - ông Tuấn nhận định.
Mặc dù vậy, công tác thanh, kiểm tra tại phường gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực. Cùng với đó, đối tượng thanh tra chưa phủ khắp các loại hình. Thanh tra đột xuất gặp khó khăn do chủ cơ sở vắng mặt, công tác chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ không đầy đủ. Một số cơ sở vi phạm không chấp hành việc nộp phạt.
Ông Tuấn cũng cho biết, để cơ sở chấp hành nghiêm việc xử phạt, đoàn thanh tra cần phải có “mẹo”, chọn các lỗi cứng lỗi, có tính khả thi, như vậy các cơ sở mới tâm phục, khẩu phục. Bên cạnh đó, công tác thanh tra cũng cần sự tỉnh táo và được áp dụng vào thực tế sao cho phù hợp. Công tác thanh tra luôn phải hướng tới người dân và cơ sở nhằm thay đổi hành vi, tiến tới giúp họ nhận thức không vi phạm an toàn thực phẩm.
Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm Thành phố Nguyễn Khắc Hiền, rút kinh nghiệm từ đợt đầu thí điểm, ngay từ đầu năm 2019, Thành phố Hà Nội đã tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra viên cũng như tích cực triển khai mô hình tại tất cả 30 quận, huyện và 584 xã, phường.
Để việc triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm đạt kết quả tốt, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn để phân loại rõ nơi nào có nguy cơ cao cần tập trung thanh tra, kiểm tra.
“Các địa phương phải vào cuộc quyết liệt, quá trình thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thực chất. Việc thanh tra phải minh bạch, xử phạt phải công minh và nếu cơ sở, doanh nghiệp không đồng ý kết quả thanh tra phải tiến hành xem xét, thanh tra lại. Mục đích là ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nguy cơ gây hại tới sức khỏe người dân từ thực phẩm bẩn.
Trong quá trình thanh tra, chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền không chỉ cho cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, mà cho cả người tiêu dùng, tiến tới thay đổi hành vi, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm” - ông Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45