Hà Nội: Xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Đây là những thông tin được Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung đưa ra tại hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn do Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội tổ chức vừa qua.
![]() |
Hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. |
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, thực hiện Quyết định 47/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ ngày 10/7, Hà Nội chính thức triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường.
Kết quả, tính đến ngày 20/9, có 29/30 quận, huyện và 230/584 xã, phường, thị trấn đã tiến hành thanh tra an toàn thực phẩm (huyện Hoài Đức chưa đi thanh tra). Tổng số cơ sở được thanh tra là 310 cơ sở, xử phạt 96 cơ sở, số tiền phạt là 313.500.000 đồng.
18/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai thanh tra chuyên ngành tại tuyến xã, phường, thị trấn. Tổng số xã, phường, thị trấn đã triển khai thanh tra là 131/584. Tổng số cơ sở được thanh tra là 859 cơ sở, xử phạt 206 cơ sở, số tiền phạt 408.350.000 đồng.
Về công tác may đo trang phục chuyên ngành, tính đến ngày 17/9 đã có 2 quận may xong trang phục (Ba Đình và Thanh Xuân), các quận, huyện, thị xã còn lại đang tiến hành may trang phục.
Tuy nhiên, công tác triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm còn nhiều khó khăn về công tác đào tạo, thời gian tập huấn ngắn, kiến thức và kinh nghiệm thanh tra còn hạn chế. Do quy trình thanh tra chặt chẽ, phức tạp nên các đơn vị gặp khó khăn khi thực hiện, đặc biệt là tuyến xã còn dè dặt trong giai đoạn đầu triển khai thanh tra.
Số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, tồn tại chợ tạm, chợ cóc... gây khó khăn cho việc thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm hành chính. Tâm lý “làng xóm, họ hàng” làm hạn chế kết quả xử lý vi phạm hành chính. Chưa triển khai trang phục thanh tra kịp trong thời gian đầu.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Văn Sửu đánh giá, tuy Hà Nội có nhiều thuận lợi về kinh nghiệm trong triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm song vẫn còn gặp nhiều khó khăn do triển khai trên toàn Thành phố, địa bàn rộng, phần lớn các quận, huyện và xã, phường là lần đầu thí điểm thanh tra nên còn thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, Tổ công tác liên ngành xã cần bám sát các nội dung theo kế hoạch.
Để thực hiện có hiệu quả công tác an toàn thực phẩm, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Tổ công tác liên ngành giám sát hướng dẫn, giám sát công tác tổ chức, công tác triển khai hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, công tác xử lý vi phạm.
Tổ công tác phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của các đơn vị được phân công. Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông để đưa tin kịp thời thường xuyên về ý nghĩa và các hoạt động của thí điểm thanh tra chuyên ngành.
Đồng thời, yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường tổ chức các cuộc thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại tuyến quận, huyện, đôn đốc các xã, phường, thị trấn tiến hành thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, đảm bảo triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 100% các xã, phường, thị trấn. Các cuộc thanh tra phải thực hiện đúng quy trình thanh tra, công tâm, khách quan giữa các cơ sở, xử phạt nghiêm với các cơ sở có vi phạm, công khai các cơ sở vi phạm.
Đặc biệt, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã phải luôn theo dõi, đôn đốc để kịp thời phát hiện và giải quyết khó khăn, vướng mắc của tuyến xã, phường, thị trấn. Rà soát nhu cầu sử dụng cán bộ, tiếp tục cử bổ sung công chức, viên chức tham gia đào tạo, tập huấn thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, để đảm bảo số lượng cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành/1 xã, phường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Tin khác

Tăng cường giải pháp hỗ trợ học sinh sau kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng
Giáo dục 13/04/2025 22:56

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Chính sách 13/04/2025 16:45

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành
Hoạt động 13/04/2025 15:19

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ
Văn hóa 12/04/2025 20:00

Công an Hà Nội thông báo phân luồng giao thông các ngày 14-15/4/2025
Giao thông 12/04/2025 08:50

Tái diễn chiêu trò mua bán sổ BHXH dưới hình thức “ủy quyền nhận trợ cấp BHXH một lần”
Tin nóng 12/04/2025 06:47

Xe buýt Hà Nội phục vụ trên 54 triệu lượt khách
Giao thông 11/04/2025 15:17

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”
Trật tự đô thị 10/04/2025 17:14

Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản
Chỉ đạo - Điều hành 10/04/2025 16:30

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 10/04/2025 13:41