Nhất định là phải thế!
Thế mới hết “sương mù” | |
Tại sao chú cứ kêu khó | |
Yên tâm đi |
- Đó là cách đây mấy năm rồi. Ngày ấy bệnh “thành tích” còn rộ, chứ bây giờ chấn chỉnh rồi, làm gì còn nữa.
- “Nguyễn y vân” bác ạ.
- Nghĩa là chú nói căn bệnh “thành tích” vẫn vậy à?
- Vưỡn thì mới có chuyện học lớp 6 mời trở lại lớp 1 chứ bác.
- Nhưng chuyện ở đâu vậy?
- Ở ST đó bác. Mà không phải 1 trường hợp này đâu, từ học sinh này mới lòi ra nhiều học sinh khác.
- Nhà trường bệnh “thành tích” đã đành, còn gia đình sao lại có thể chấp nhận tình trạng học hành của con em mình như thế nhỉ?
-Đâu có bác. Phụ huynh em này nói rằng biết con mình học yếu, nhiều lần xin nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cho con mình được học lại nhưng đều nhận được trả lời “cháu học được” nên đành chịu.
-Thế thì lạ thật. Nhớ cái ngày tớ và chú đi học, cha mẹ có xin nâng điểm để lên lớp còn chả được. Năm nào cũng phải có trên dưới chục đứa “lưu ban”.
-Bây giờ lại có chuyện hàng trăm đơn xin cho con “lưu ban” mà không được. Vậy xem ra cái bệnh “thành tích” trong ngành Giáo dục còn nặng lắm.
-Hôm trước anh em mình bàn đến cái đơn xin cho con học dốt đã lạ, giờ lại có đơn xin “lưu ban” còn lạ nữa. Mà tỉ lệ lên lớp như vậy, tớ cũng chả tin cái tỉ lệ khá, giỏi của học sinh.
-Thế nên em nghĩ cái tiêu chí để đánh giá trường, lớp cũng nên có những điều khoản mở, chứ nếu cứ có một học sinh “lưu ban” là trượt hết danh hiệu thì còn bệnh “thành tích”.
-Nghĩa là còn nhiều học sinh “ngồi nhầm lớp”! Thế chuyện này chú nghe xử lý thế nào rồi?
-Lãnh đạo tỉnh này rất bức xúc, yêu cầu kỷ luật hết tất cả BGH và giáo viên trường nào còn để học sinh “ngồi nhầm lớp”. Vị lãnh đạo này nói: “Báo chí đăng nghe nhức nhối luôn. Em học 5 năm rồi, lên lớp 6 nhưng trả về lớp 1. Các anh chị nghĩ con em mình như thế thì mình nghĩ sao, khi đầu tư cho các em 6 năm nhưng bây giờ các em trở về vạch xuất phát. Bản thân các em mất niềm tin, gia đình các em tốn biết bao nhiêu công sức. Đây là bệnh thành tích chứ gì”.
-Đúng là như thế thật. Nhất là vấn đề tâm lý vì mất niềm tin của các học sinh. Không khéo chỉ vì bệnh “thành tích” mà hại cả một thế hệ tương lai.
-Nhỡn tiền rồi bác ơi. Cái em học sinh lớp 6 trả về lớp 1 ấy nhất định không đi học nữa, mặc dù giáo viên hứa sẽ thay nhau kèm.
-Vậy là khó thực hiện phổ cập tiểu học rồi. Mà trong các thứ giặc, cổ nhân đã dạy “giặc dốt” là nguy hiểm nhất.
-Vâng, sách Thánh hiền cũng đã dạy: “Nhân bất học bất tri lý” là gì.
-Hy vọng sau câu chuyện “ngồi nhầm lớp” này cái bệnh “thành tích” trong giáo dục sẽ không còn nữa để không ai còn phải “nhức nhối” quanh câu chuyện này.
-Nhất định là phải thế.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29