Nhầm lẫn tai hại dấu hiệu hai bệnh này rất dễ bị tử vong

Cả hai bệnh chứng đều do vi rút gây ra, dấu hiệu tương tự nên dễ nhầm, và có thể bị đe dọa tính mạng.
nham lan tai hai dau hieu hai benh nay rat de bi tu vong Những bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa hè sang thu
nham lan tai hai dau hieu hai benh nay rat de bi tu vong 7 loại cây phổ biến vừa ăn vừa có tác dụng chữa bệnh
nham lan tai hai dau hieu hai benh nay rat de bi tu vong Năm nguyên tắc chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà
nham lan tai hai dau hieu hai benh nay rat de bi tu vong Thời tiết "ẩm ương", cẩn trọng với cúm, sốt vi rút
nham lan tai hai dau hieu hai benh nay rat de bi tu vong Phụ nữ mang bầu dùng thuốc trị cảm cúm không gây hại cho thai nhi

Hai bệnh khác nhau nhưng lại rất dễ nhầm

Chị Trần Mai Anh (Hà Nam) mấy hôm trước ra Hà Nội cất hàng, khi về bị dính mưa, rồi chảy nước mũi, hắt hơi liên tục. Chị tự mua thuốc hạ sốt và thuốc cảm về uống, nhưng triệu chứng có vẻ tăng nặng, tới ngày thứ 3 thấy sốt cao, đau ngực, khó thở, mệt mỏi nhiều hơn… mới đi viện. Bác sĩ khám, phát hiện chị bị cảm cúm chứ không phải là cảm lạnh. Thảo nào uống thuốc không khỏi, còn làm bệnh nặng hơn.

Theo các bác sĩ, giao mùa nóng sang lạnh, khiến các loại virus gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh phát triển, lượng người đau ốm nhập viện tăng vọt, nhất là trẻ nhỏ. Rất nhiều người vào viện trong tình trạng bệnh nặng do nhầm giữa hai bệnh cảm cúm với cảm lạnh là một.

Thực tế đó là 2 căn bệnh khác nhau, nhưng do các triệu chứng khá giống nhau nên người dân nhầm lẫn, dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Vì vậy người dân cần biết phân biệt hai bệnh để điều trị đúng cách mới khỏi bệnh.

nham lan tai hai dau hieu hai benh nay rat de bi tu vong
Cảm lạnh sau 1-2 ngày sẽ chảy nước mũi, hắt hơi, ho... Ảnh minh họa.

Bệnh cảm lạnh

Nguyên nhân bị cảm lạnh do giao mùa thời tiết thay đổi, cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, sổ mũi, nhức đầu...

- Bệnh do các virus gây ra, nhưng chỉ khu trú tổn thương đường hô hấp trên.

- Dấu hiệu đặc trưng: Đau rát vùng cổ họng (thường đi kèm viêm họng). Sau 1-2 ngày sẽ chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, kèm ho.

- Cơ thể bứt rứt, khó chịu nhưng vẫn có thể làm việc.

- Sốt là dấu hiệu phụ của cảm lạnh. Người lớn thường bị sốt nhẹ, không quá 38 độ C. Trẻ nhỏ có thể sốt cao hơn.

Các triệu chứng trên thường mất đi sau 3 -7 ngày, nếu kéo dài hơn có thể bị bội nhiễm vi trùng, hay bệnh lý khác. Nếu nước mũi chuyển thành màu vàng, hoặc xanh, dịch mũi đặc do bị nhiễm trùng nặng rồi. Biến chứng cảm lạnh có thể là: Nghẹt mũi, viêm tai giữa… Đôi khi triệu chứng cảm lạnh bị nhầm lẫn với viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nhưng rất hiếm khi bị nặng, đe dọa tính mạng.

Tính chất bệnh cảm lạnh là triệu chứng tiến triển chậm, dễ chữa khỏi bằng kinh nghiệm dân gian (không cần dùng kháng sinh), hoặc chỉ dùng thuốc viêm họng, thuốc thông mũi đã giảm đáng kể những triệu chứng đi kèm. Người bệnh được nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh khỏe lại.

Bệnh cảm cúm

Bệnh cúm do các chủng virus cúm gây ra gây tổn thương đường hô hấp trên, có thể gây viêm phế quản cấp thậm chí viêm phổi nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

- Triệu chứng bị cúm tương tự như cảm lạnh, nhưng bệnh trầm trọng, diễn biến rất nhanh.

- Đặc điểm chính của cảm cúm là thường sốt cao từ 38-39 độ C (khác với cảm lạnh sốt chỉ là dấu hiệu phụ).

- Triệu chứng bệnh thường dồn dập và đột ngột, tăng nặng nhanh. Kèm theo sốt là đau đầu, đau nhức cơ thể, sổ mũi (nếu nhiễm các virus cúm liên quan đến nguồn gốc gia cầm còn bị nôn ói, tiêu chảy nhiều, đau đầu dữ dội… và có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách).

- Cảm cúm rất dễ dàng lây lan, không có thuốc đặc trị nên bác sĩ hay chỉ định các loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng.

Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày.

nham lan tai hai dau hieu hai benh nay rat de bi tu vong
Cảm cúm thường sốt cao. Ảnh minh họa.

Đến viện khi nào?

Vì triệu chứng của bệnh cảm và cúm dễ nhầm lẫn, nên các bác sĩ khuyến cáo người dân chú ý các triệu chứng nặng như: Đau ngực trầm trọng, đau đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt, lú lẫn, nôn ói liên tục… của 2 bệnh này để đi cấp cứu kịp thời.

Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu sau cần sớm đến các cơ sở y tế chữa trị:

- Nếu cảm lạnh bị bội nhiễm vi trùng sẽ gây tình trạng nhiễm trùng hô hấp, sốt cao - cần nhập viện điều trị.

- Bệnh kéo dài hơn một tuần;

- Sốt cao khó hạ, hay sốt kéo dài quá 3 ngày liên tục;

- Đau rát vùng hầu họng không thể nuốt thức ăn;

- Ho kéo dài quá 2 tuần;

- Dù các triệu chứng khác đã dứt hẳn, tình trạng đau đầu, mỏi cơ còn rất trầm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

- Khi bệnh có dấu hiệu tăng nặng, kèm sốt liên tục, đau khi nuốt, đau đầu và tắc mũi không khỏi, khó thở, buồn nôn… thì đó là bị cảm cúm, cần đi viện ngay – đề phòng là những chủng cúm nguy hiểm có thể gây suy hô hấp cấp do viêm phổi nặng, đe dọa tới tính mạng.

Phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm

Theo Bác sĩ Duy Anh (Bệnh viện E, Hà Nội), cách tốt nhất để phòng ngừa cảm, cúm là nên vệ sinh tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng.

- Tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, trái cây… để tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể vượt qua các đợt cảm, cúm.

- Về vệ sinh các vị trí ít và vật dụng dễ bị dính dịch tiết chứa virus như nắm tay cửa ra vào, cửa toilet, điện thoại bàn, bàn phím...

- Chú ý mặc đồ ấm khi trời trở lạnh.

- Vì bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, dịch tiết từ mũi họng, nên khi bị cảm lạnh, hay cúm cần nghỉ ngơi ở nhà, tránh tới công sở, trường học, nơi công cộng… để tránh lây lan.

Hai bệnh không nguy hiểm, nhưng người dân cần theo dõi, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe tốt để tăng sức đề kháng cho cơ thể và nhanh lành bệnh.

Phân biệt bị cảm lạnh

- Tuyến nước bọt bị khô gây cảm giác đau ngứa họng.

- Sau đó thấy mũi lạnh, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục.

- 1-2 ngày sau sẽ thấy đau đầu, toàn thân mệt mỏi, khó thở, ho, khản tiếng, tức ngực... Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần. B

ệnh cảm lạnh không gây thành dịch.

Đề phòng cảm lạnh bằng cách uống nước nhiều, nhỏ mũi bằng nước muối, rửa tay bằng xà phòng, tránh tiếp xúc với người bị bệnh.

Phân biệt bị cảm cúm

- Bỗng dưng cơ thể mệt mỏi, đau nhức mình mẩy (cảm lạnh nếu có thì đau nhức ngay nhưng ít xảy ra), rồi sốt cao, ớn lạnh, đau đầu - hãy lập tức nghĩ ngay bị cúm.

- Nếu bị cúm nhẹ, mọi người có thể chữa trị ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước nóng, súc miệng nước muối.

- Nếu ho nhiều, tức ngực, khó thở… cần đến cơ sở khám để được xử trí kịp thời, tránh diễn biến nặng, viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm.

- Việc sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không được tự ý dùng.

- Cần cách ly, hạn chế giao tiếp để không lây lan bệnh.

- Hạ sốt bằng chườm mát, thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol. Tránh dùng Aspirin để hạ sốt trong bệnh cúm vì có nguy cơ gây hội chứng Reye (bệnh lý não, gan) nguy hiểm với bệnh nhân.

- Cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, không vận động quá mức để cơ thể tự hồi phục nhanh.

- Nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm. Bệnh cảm cúm thì lây lan nhanh, tuy không nguy hiểm, nhưng chủ quan có thể biến chứng nguy hiểm.

Theo Ngọc Hà/Gia đình và xã hội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tin khác

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

(LĐTĐ) Trứng có giá trị dinh dưỡng cao và là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe? Không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về việc bảo quản và ăn trứng mà người tiêu dùng cần biết.
Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

(LĐTĐ) Từ 1/8 tới, người dân có thể đăng ký khám bệnh ngoài giờ làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai từ 17 - 21h hàng ngày.
Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

(LĐTĐ) Công tác Dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Trong đó, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ em là vấn đề mà xã hội rất quan tâm.
Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Chiều 11/7, Sở Y tế Hà Nội tổ chức tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu dưới hình thức trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động