Những bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa hè sang thu
Năm nguyên tắc chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà | |
Phân biệt và phòng bệnh cảm, cúm khi giao mùa | |
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cảm cúm | |
Đề phòng bệnh cảm cúm khi trời lạnh |
Cảm cúm
Cảm cúm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, chán ăn... Không nên coi thường cảm cúm vì bệnh có thể kéo dài hoặc nghiêm trọng, thậm chí một số bệnh cúm còn gây tử vong. Khi có các dấu hiệu trên hãy đi khám sớm (đặc biệt là khi kèm theo sốt cao), kẻo dễ bị biến chứng.
Virus cảm lạnh và cảm cúm dễ lây lan khi tiếp xúc với những vật trong nhà như: Điện thoại, điều khiển tivi (điều hòa), ho, hắt hơi…
Cách phòng tránh:
Nên rửa tay đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh… để loại bớt tác nhân gây bệnh.
Nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.
Nên tiêm phòng cảm cúm định kỳ.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công.
Bệnh thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt…
Cách phòng tránh:
Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu không may bị bệnh tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh…
Nhóm bệnh lý dị ứng
Giao mùa xuất hiện nhiều dị nguyên mới trong môi trường như phấn hoa (đặc biệt là hoa sữa, bụi bông…), rất dễ bị dị ứng như viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc mắt… Những chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều, do đó cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng.
Riêng các trường hợp mề đay do lạnh mắc phải đều chưa rõ nguyên nhân.
Cách phòng tránh:
Tốt nhất là tránh tiếp xúc với lạnh và những chất gây dị ứng. Giữ vệ sinh sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế tác nhân gây bệnh.
Viêm đường hô hấp
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Nhất là với trẻ nhỏ, virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp.
Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.
Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Cách phòng tránh:
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng.
Giữ ấm cơ thể cho bé và hạn chế đưa bé đến chỗ đông người.
Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Không nên cho bé đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.
Bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay bàn chân, gối, mông...
Biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh: Phòng bệnh cần cách ly nguồn lây, rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, vệ sinh đồ chơi (nếu có thể nên rửa đồ chơi bằng xà phòng)..
Tiêu chảy
Tiêu chảy cấp do rotavirus là bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu đông, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân - miệng.
Thông thường bé sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày.
Biến chứng nguy hiểm là mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Vì thế, nếu chăm sóc ở nhà, cha mẹ nên cho bé uống dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, không pha loãng hay đặc quá. Nếu thấy bé mệt quá, nên đưa bé đến bệnh viện để truyền dịch.
Ngoài ra, không nên kiêng khem quá mức trong việc ăn uống. Cần cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo loãng, chuối tiêu, vẫn có thể uống sữa bình thường...
Cách phòng tránh:
Để phòng bệnh, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi tiêm văcxin.
Mẹ cần đảm bảo vệ sinh cho bé trong ăn uống. Thức ăn vừa nấu xong, nên cho bé ăn ngay.
Với thức ăn chưa dùng hết, bảo quản tủ lạnh, nếu muốn dùng cho bé vào bữa sau thì cũng cần đun sôi kỹ lại.
Ngoài ra, cũng cần cảnh giác không cho bé tiếp xúc với những động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim, gà hay như cả những loài vật không có lông khác như: Rùa, ốc, ba ba bởi đây là những loài động vật thường chứa mầm bệnh có thể lây truyền từ động vật qua bàn tay vào thức ăn.
Khánh Ly (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44