Năm nguyên tắc chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà
Đông Nam Á - điểm nóng của dịch sốt xuất huyết | |
Chế độ ăn uống tốt cho người bị sốt xuất huyết |
Hình ảnh các chấm, nốt xuất huyết dưới da. Ảnh: BV. |
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi sốt cao từ ngày thứ 2 và ở khu vực ổ dịch
"Tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở đi và ở trong khu vực có người bị sốt xuất huyết phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi", điều dưỡng Trần Thị Ngọc, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết. Các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết gồm: Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục ≥ 38,5 độ C; toàn thân mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau các khớp, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu; xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt; xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu chân răng hay hành kinh sớm hơn và kéo dài; đau bụng âm ỉ; buồn nôn, nôn hay nôn khan; xuất huyết tiêu hóa là dấu hiệu nặng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc ra máu đỏ tươi.
Cấp cứu ngay khi trẻ lừ đừ, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen...
Để tránh biến chứng đáng tiếc, bố mẹ cần khẩn trương đưa trẻ tới viện khi có các dấu hiệu: Mệt, quấy khóc, lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh; trẻ buồn nôn và nôn; đau bụng; chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ); tiểu ít, đi ngoài phân đen.
Tuyệt đối không dùng thuốc Ibuprofen để hạ sốt
Trong quá trình chăm sóc tại nhà, tuyệt đối không dùng Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Khi trẻ sốt ≥ 38,5 độ C thì cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10 - 15 mg/kg cân nặng, nhắc lại liều từ 4 - 6 giờ/ lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp với chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật.
Phải chú ý bù nước cho trẻ
Lưu ý, cần cho trẻ uống nhiều nước: Nước Oresol, nước lọc, nước cam, nước dừa… Cho trẻ ăn thức ăn mềm, cân đối về dinh dưỡng, thức ăn giàu vitamin: Rau, nước quả ép. Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu. Tránh thức ăn cay, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
Chủ động diệt muỗi, bọ gậy
Trong mùa dịch, một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần. Do đó, cần tránh muỗi đốt, ngủ màn kể cả ban ngày, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt, cho trẻ mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi; diệt loăng quăng bọ gậy; đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như: Vỏ đồ hộp, chai lọ…; diệt côn trùng bằng hóa chất; dọn rác ở các bãi đất trống; tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa; dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp... Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Bệnh diễn biến nhanh và nặng, có thể thành dịch. Bệnh có thể lây từ người sang người qua muỗi vằn.
Tính từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 58.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết; trong đó có hơn 49.000 trường hợp nhập viện và 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số nhập viện tăng trên 11%, số tử vong tăng 3 trường hợp. Và Hà Nội đang là một trong những điểm nóng về sốt xuất huyết với khoảng 8.000 trường hợp mắc và 4 trường hợp tử vong.
Theo Hanoimoi.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05