Nghịch lý lợn càng to càng khó xuất chuồng
Thừa Thiên Huế: Xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi | |
Quyết liệt triển khai các giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi | |
Người dân chủ động rắc vôi, khử trùng chuồng trại phòng chống dịch |
Người dân khó xuất chuồng đàn lợn
Từ khi thông tin ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên đã xuất hiện ở miền Bắc và nhất là khi Hà Nội đã xuất hiện vài ổ dịch ở một số quận, huyện, người chăn nuôi trở nên hoang mang, lo lắng, đứng ngồi không yên. Bởi lẽ, bệnh dịch tả lợn Châu Phi hiện chưa có thuốc điều trị hiệu quả, tỉ lệ lợn mắc bệnh tử vong rất cao, điều này mang đến nhiều rủi ro thiệt hại cho người chăn nuôi. Vì vậy, không ít người chăn nuôi ngày đêm thấp thỏm lo sợ lợn mắc bệnh. Điều lo lắng đó của người dân là có cơ sở khi trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta hiện nay còn nhỏ lẻ, tỉ lệ lây lan bệnh cao, việc khoanh vùng gặp nhiều khó khăn.
|
Trước sự nguy hiểm của dịch bệnh, các hộ chăn nuôi ở những vùng chưa có dịch xảy ra vẫn luôn chủ động “căng mình” tìm mọi cách phòng chống dịch. Chẳng hạn, ở trang trại chăn nuôi 1200 con lợn của ông Đặng Văn Chiến (Chương Mỹ, Hà Nội) đang thực hiện cấm trại, hạn chế đến mức tối đa việc người lạ ra vào trang trại. Các nhân viên của trang trại gần như phải ở lại trại, chỉ những trường hợp đặc biệt mới được ra ngoài. Tuy nhiên, khi vào trại phải thực hiện đúng quy trình sát trùng và cách ly.
Theo những người chăn nuôi, trước đây, gần đến ngày lợn được xuất bán, thương lái, chủ lò mổ thường đến tận nhà để săn đón trước. Tuy nhiên, đợt này, các hộ chăn nuôi phải “năn nỉ” thì họ mới đến thu mua, thậm chí người chăn nuôi phải chấp nhận bán giá rẻ hơn so với giá thị trường.
Anh Nguyễn Văn Tài (xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ) cho biết, vào những thời điểm giá lợn hơi xuống thấp hoặc những đợt xảy ra dịch bệnh, những đàn lợn số lượng càng nhiều, lợn càng to thì thương lái càng không muốn mua hoặc có mua thì ép xuống thấp hơn vài giá. Họ chê lợn to, mổ ra cũng khó bán hết. Hiện tại giá lợn hơi đang được các thương lái thu mua 35.000 đồng/kg, với giá đó khi bán người nuôi có thể bị lỗ nhưng nuôi thêm thì người nuôi càng tốn kém, có khi lại càng lỗ hơn nên rẻ cũng phải bán.
|
Cùng với nỗi lo khó xuất chuồng, giá lợn hơi ngày càng giảm, người chăn nuôi cũng đang canh cánh trước nỗi lo ngại dịch bệnh xảy ra trên diện rộng sẽ khiến nguồn lợn giống khan hiếm và giá lợn giống sẽ tăng cao trong thời gian tới, ảnh hưởng đến việc nhập lợn tái đàn của người dân.
Thay đổi nhận thức trong chăn nuôi
Theo khảo sát tại nhiều vùng khu vực ngoại thành Hà Nội, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có thói quen dùng thức ăn thừa để nuôi lợn, dễ phát sinh dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường... Tuy nhiên từ khi dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở một số quận, huyện, ngay sau đó công tác phòng chống dịch bệnh đã được chính quyền các địa phương triển khai.
Những vùng chưa có dịch bệnh xảy ra, địa phương đã triển khai công tác tuyên truyền trên loa đài về dịch bệnh, diễn biến và cách phòng chống, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng; thống kê đàn gia súc để quản lý; tiêm phòng đẩy đủ các mũi tiêm phòng; tuyên truyền cho người dân hiểu được bệnh tả lợn Châu Phi không lây sang người.
|
Đặc biệt khi phát hiện thói quen dùng thức ăn thừa để nuôi lợn đang tồn tại ở một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, dễ phát sinh dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường..., để làm thay đổi nhận thức của người chăn nuôi chính quyền đã tuyên truyền để người dân hiểu rõ về bệnh. Đồng thời hướng dẫn bà con thực hiện việc đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi, từ đó phần nào bà con đã dần thay đổi nhận thức trong chăn nuôi.
Bà Vũ Thị Vỳ, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: "Hàng ngày tôi vào khu vực nội thành lấy thức ăn thừa từ nhà hộ dân, nhà hàng, khách sạn về cho lợn ăn. Chúng tôi được tuyên truyền việc lấy thức ăn thừa dễ có nguy cơ lây truyền dịch bệnh nên đồ đạc đi lấy thức ăn thừa tôi rửa sạch sẽ, thức ăn lấy về tôi phải nấu chín lại rồi mới cho lợn ăn. 3 ngày tôi lại phun thuốc tiêu độc khử trùng và rắc vôi bột thường xuyên chứ không thể thờ ơ như trước được”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Nông thôn mới 17/07/2024 11:55