Người dân chủ động rắc vôi, khử trùng chuồng trại phòng chống dịch
Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi | |
Triển khai công tác ngăn chặn và ứng phó với bệnh dịch tả lợn Châu Phi | |
Tập huấn phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi |
Những ngày này về phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai nơi phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi thứ 3 của Hà Nội, vôi trắng đã được dải từ đầu phố đến tận cửa chuồng từ sau khi có đàn lợn trong phố nhiễm bệnh được đưa đi tiêu hủy. Trục đường vốn tấp nập người, xe buôn bán kinh doanh lợn thịt, lợn giống nay bỗng chốc vắng lặng. Đâu đâu trong khu phố, ngoài chợ, ngoài đường hay các quán trà đá vỉa hè, những câu chuyện, chủ đề cũng như câu hỏi thăm nhau “lợn nhà bà, ông có bị sao không” luôn được người dân nơi đây nhắc đến nhiều nhất.
|
Cũng trong những ngày này, các hộ dân trong vùng đang có các biện pháp để tự bảo vệ đàn lợn không bị nhiễm bệnh. Vôi bột, thuốc khử trùng được người dân mua về và tự phun, xử lý chuồng trại của gia đình cùng với đó hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi lợn trong đợt này đều nói không với người lạ. Với họ trong thời điểm đang có dịch bệnh việc hạn chế được người lạ ghé thăm chuồng trại cũng là một trong những cách phòng ngừa dịch bệnh lây lan hữu hiệu.
Ngay tại đầu phố Thúy Lĩnh giao cắt đường đê Nguyễn Khoái có một chốt kiểm dịch liên ngành bao gồm: thú y, quản lý thị trường, công an và cán bộ địa phương làm nhiệm vụ kiểm soát lợn qua khu vực 24/24h, không cho bất cứ xe chở lợn nào ra ngoài hoặc đi vào bên trong khu vực ổ dịch. Cách đó không xa, ngõ 197 phố Thúy Lĩnh cũng xuất hiện chốt kiểm dịch.
|
Cách chốt kiểm dịch không xa, chừng 300 mét, trước đó mấy ngày, tại phường Lĩnh Nam, ổ dịch tả lợn được phát hiện tại hộ gia đình bà Nguyễn Thị Lan. Hộ bà Lan chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, với tổng đàn lợn 46 con, trong đó có 4 con lợn mắc bệnh và đã chết. Nhận được tin báo, các cơ quan chức năng đã tiến hành tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn 46 con của hộ gia đình bà Lan.
Đóng kín cửa chuồng lợn, sau cú sốc lớn, bà Nguyễn Thị Lan giờ chẳng màng đến công việc chăn nuôi nữa, bà đem sổ sách ra tính khoản nợ vay vốn để đầu tư chăn nuôi và tiền còn nợ ở đại lý thức ăn chăn nuôi. Việc tiêu hủy cả đàn lợn gần 50 con đồng nghĩa với việc số vốn hiện có sau bao năm gom góp của gia đình đã mất theo đàn lợn cùng đó là các khoản nợ vay sẽ phải kéo dài và không biết khi nào gia đình bà mới có thể bắt đầu tái đàn sản xuất khi số tiền vốn đã chẳng còn là bao.
|
Cách gia đình bà Lan chỉ mấy con ngách nhỏ, dù không có lợn mắc dịch nhưng hộ gia đình bà Vũ Thị Vỳ cũng phải chịu “vạ lây”. Theo bà Vỳ cho biết, từ khi biết tin trong phố đã có đàn lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi bà đã vội vàng mua vôi bột rắc phủ kín chuồng trại, phun thuốc khử trùng để phòng bệnh cho đàn lợn, may sao chúng không mắc bệnh.
“Hai năm trước giá lợn xuống thấp, những người chăn nuôi như chúng tôi đã thiệt hại đắng cay lắm rồi. Mới đây thôi, dịp trước Tết nhiều gia đình chăn nuôi cũng đã bị lợn chết do mắc bệnh lở mồm long móng, bây giờ thêm căn bệnh nguy hiểm này thì người chăn nuôi chúng tôi biết làm sao cho hết khổ. Chăn nuôi quá mệt mỏi, 6 tháng trời mới được thu một lứa lợn, nếu lợn mắc bệnh thì chúng tôi mất trắng nhưng nếu như bỏ chuồng trại, ngừng chăn nuôi thì người nông dân chúng tôi cũng chẳng biết xoay xở bằng cách nào”, bà Vỳ lo lắng cho hay.
|
Theo các hộ dân nơi đây cho biết, hiện tại đàn lợn của các hộ gia đình khác trong phố không bị bệnh nhưng nằm trong vùng dịch nên không ít hộ có lợn đã đến ngày xuất chuồng nhưng trong tâm dịch nên họ chưa thể xuất chuồng được đàn lợn đã gây thiệt hại nặng nề cho gia đình. Họ phải canh chừng từng ngày vừa để lợn không bị bệnh, vừa để tìm mối xuất bán sao cho hòa vốn hoặc lỗ ít.
Bài và ảnh: Hoa Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24