Một số thực phẩm hay “đánh nhau” với thuốc
Tự chữa bỏng tại nhà: Nguy hiểm khôn lường! | |
Loại bỏ thực phảm bẩn: Doanh nghiệp phải đi tiên phong | |
Những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời đơn giản từ quả gấc | |
Suýt tử vong vì tự phá thai |
Bài viết dưới đây. TS.BS. Phan Bích Nga Viện Y học Ứng dụng Việt Nam sẽ giúp hiểu thêm về vấn đề này.
Kháng sinh và các sản phẩm từ sữa
Các loại kháng sinh thuộc nhóm quinolone như Ciprofloxacin và Levaquin có thể kết hợp với sắt và canxi. Vì vậy, không nên sử dụng các sản phẩm từ sữa và những chế phẩm bổ sắt khi uống thuốc bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu, làm giảm hiệu quả của kháng sinh.
Thuốc chống đông và cải bắp
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau cải xoăn, xà lách, bông cải xanh, đậu hà Lan có thể gây nguy hiểm khi sử dụng cùng các thuốc chống đông loại wafarin.
Sự dao động của hàm lượng vitamin K trong máu có thể khử hoạt tính của wafarin. Bạn nên ăn một số lượng vừa phải và ổn định những thức ăn chứa vitamin K hàng tuần và đến bác sĩ kiểm tra thường xuyên.
Các thuốc huyết áp và cam thảo
Cam thảo có chứa glycyrrhizian, làm tăng huyết áp. Khi bạn sử dụng cam thảo cùng với các thuốc hạ áp có thể làm giảm tác dụng của thuốc và làm tăng huyết áp tăng cao ở mức nguy hiểm.
cạnh đó có một số thực phẩm khác cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc như: những người sử dụng thuốc ức chế men chuyển nên hạn chế ăn muối hoặc kết hợp những thức ăn giàu kali với thuốc này có thể gây tăng kali máu, thậm chí gây ngừng tim.
Hạt lựu có thể khuếch đại tác dụng của thuốc, gây choáng váng hoặc chóng mặt do huyết áp hạ quá thấp. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ những lưu ý khi sử dụng thuốc.
Những thuốc thuộc nhóm statin và nước ép bưởi
Nước ép bưởi ức chế hệ thống enzym giúp chuyển hóa các thuốc giảm cholesterol máu của cơ thể, dẫn đến mất hoạt tính của thuốc. Vì vậy cần tránh sử dụng nước ép bưởi cùng với nhóm thuốc này, McClusky nhấn mạnh.
Các thuốc chống trầm cảm và phomat chin
Các thống chống trầm cảm thuộc nhóm ức chế MAO làm bất hoạt enzym phân hủy tyramin – một loại acid amin được tìm thấy trong phomat chín, chuối chín, bia, bơ, thịt muối và rau cải. Khi sử dụng cùng nhau, chúng có thể gây ra tăng nồng độ tyramin trong máu, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như đau ngực dữ dội, da lạnh, ẩm, theo bác sĩ Annelle Primm, phó chủ tịch Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh sử dụng thuốc cùng với các chất kích thích như cafein vì chúng có thể khuếch đại tác dụng của thuốc.
Nhiều bác sĩ tâm thần tránh kê các thuốc ức chế Mao, một phần cũng vì lí do cần phải có chế độ ăn hạn chế, nhưng một số bác sĩ vẫn sử dụng các thuốc này để điều trị cho những bệnh nhân bị Parkinson ở giai đoạn đầu.
Hóa trị và nước cam
Nếu không đạt được một liều lượng chính xác của Etoposid trong máu, thuốc chống ung thư này có thể không có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Nước cam có thể ngăn cản sự hấp thu của thuốc nếu sử dụng cùng lúc, do đó, hãy uống một cốc nước để uống thuốc, sau đó chờ nửa tiếng trước khi dùng một ly nước cam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46