Loại bỏ thực phảm bẩn: Doanh nghiệp phải đi tiên phong
Phải đi tiên phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới |
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, mục tiêu mà Chính phủ đề ra là phấn đấu đến năm 2017, ít nhất có 50% tổng số số hộ nông dân cam kết sản xuất an toàn; năm 2020, có 90% các hộ nông dân cam kết sản xuất an toàn, từ đó, hình thành phong trào người Việt Nam nói không với thực phẩm bẩn - đây là lộ trình dài nhằm thay đổi nhận thức.
Muốn vậy, cần hình thành chương trình truyền thông quốc gia về an toàn thực phẩm. Đồng thời, phải vận động người sản xuất (nông dân cá thể; nông dân hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh) sản xuất ra các sản phẩm an toàn.
Cần tạo ra cánh đồng lớn để doanh nghiệp tham gia sản xuất rau an toàn. |
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gợi mở, hệ thống phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của Tập đoàn có thể hướng đến việc kiểm nghiệm cho cả các đơn vị ngoài, vì họ chưa đủ năng lực đầu tư hệ thống kiểm nghiệm hiện đại. Đó cũng là cách xã hội hóa làm nông nghiệp sạch, giảm chi phí.
Về đầu ra cho sản phẩm sạch, ngoài hệ thống kênh cung cấp của mình, Tập đoàn nên hướng đến việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch ra thị trường bên ngoài; tính toán hiệu quả kinh tế, làm sao để sản xuất thực phẩm sạch nhưng giá thành phải hợp lý để hướng đến đại bộ phận người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Tập đoàn Vingroup cần tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tạo thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế; thông qua hệ thống siêu thị góp phần tiếp nhận các sản phẩm có chất lượng của các đơn vị liên kết, các hợp tác xã nông nghiệp, giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm; trước hết, có thể tổ chức thí điểm nơi tiếp nhận sản phẩm cho nông dân.
Sắp tới, MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức tọa đàm với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nhằm tìm hướng ra cho các sản phẩm nông nghiệp sạch, đáp ứng yêu cầu trong nước và hội nhập quốc tế. Theo Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, để loại bỏ thực phẩm ra khỏi thị trường, cộng đồng doanh nghiệp đóng góp phần quan trọng.
Riêng đối với Hà Nội, theo các chuyên gia, vì Thủ đô có diện tích đất nông nghiệp rất lớn, nên ngoài việc dùng các sản phẩm của các địa phương khác, nên chăng Thành phố cần có những chính sách, bước đi mang tính đột phá như tạo ra cánh đồng lớn để cộng đồng doanh nghiệp vào sản xuất nộng nghiệp xanh. Ví như ở các huyện Ba Vì, Sóc Sơn… thực hiện quy trình dồn điền, đổi thửa để DN có đất làm cánh đồng lớn, người dân có thể thành công nhân hoặc cổ đông của DN.
A.Tùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Sốt ruột khi mục tiêu đầu năm đặt ra, cuối năm vẫn chưa hoàn thành
Doanh nhân 13/12/2024 10:05
"Sống như nhà đầu tư": Hành trình Dragon Capital Việt Nam khơi dậy cảm hứng đầu tư cho cộng đồng
Doanh nhân 30/10/2024 16:01
Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên
Doanh nhân 14/10/2024 21:05
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk
Doanh nhân 13/10/2024 11:19
Nền kinh tế cần nhiều hơn những doanh nghiệp nòng cốt dẫn dắt
Doanh nhân 13/10/2024 10:54
Doanh nhân và trách nhiệm xã hội
Doanh nhân 13/10/2024 06:32
Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Vinh kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam
Kinh tế 10/10/2024 21:08
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân
Doanh nhân 26/09/2024 20:46
Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024
Doanh nhân 09/09/2024 11:29