Tự dùng kháng sinh, thói quen xấu gây nguy hại cho chính người dân
Hội nghị Khoa học Dược lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai mở rộng lần thứ 2 Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh, bác sĩ hết cách |
40-60% bệnh nhân chuyển tuyến kháng kháng sinh
Hiện tình trạng các loại vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc đang là vấn đề toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thế giới mỗi năm có hàng trăm nghìn người chết do vi khuẩn kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc.
Tình trạng kháng kháng sinh đã được ghi nhận ở nhiều tuyến y tế từ cơ sở đến trung ương. Tại Bệnh viện Bạch Mai, trung bình có khoảng 40-60% ca chuyển tuyến đều đối mặt với tình trạng kháng kháng sinh.
Bác sĩ Quân đang thăm khám cho bệnh nhân kháng kháng sinh đang điều trị tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai |
Nằm tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân nam (71 tuổi, ở Ninh Bình), có tiền sử đái tháo đường, gút vẫn đang ở trong tình trạng khá nguy kịch do kháng kháng sinh. Trước khi chuyển lên tuyến trên, bệnh nhân này có biểu hiện sốt, ho, khó thở và đã được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình điều trị viêm phổi. Tuy nhiên, sau 10 ngày, tình trạng của bệnh nhân vẫn không cải thiện, biểu hiện nhiễm trùng ngày càng nguy hiểm, kém đáp ứng kháng sinh nên được chuyển lên tuyến cao hơn để điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân đến trong tình trạng khá nặng, phải thở máy và sử dụng thuốc vận mạch hỗ trợ. Ở bệnh viện tuyến dưới, bệnh nhân đã được dùng kháng sinh mạnh nhưng tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân không cải thiện. Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ phải làm kỹ thuật đặc biệt định danh vi khuẩn, đánh giá xem vi khuẩn có kháng kháng sinh không từ đó đưa ra phác đồ điều trị mới.
“Bệnh nhân nhiễm trùng nặng, viêm phổi, phụ thuộc máy thở nên chúng tôi đã lấy đờm bệnh nhân để cấy xem có vi trùng kháng thuốc không. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng kỹ thuật cao hơn như PCR đa mồi để tìm các mầm bệnh từ phổi, sau đó đánh giá xem kháng sinh nào có thể giá trị cho bệnh nhân này. Chúng tôi thấy bệnh nhân có hai vi khuẩn kháng thuốc mạnh là Acinetobacter bauumanii và Klebshiealla pneumoniea, kháng gần như hầu hết các loại thuốc. Nhưng may mắn chúng tôi tìm ra được 1-2 loại kháng sinh có giá trị và kỳ vọng sẽ giúp bệnh nhân cải thiện trong những ngày tới”, bác sĩ Quân nói.
Về trường hợp này, bác sĩ Quân cho biết, hiện nay tình trạng tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị của người dân rất đáng báo động. Đặc biệt với những người mắc bệnh mãn tính, dễ nhiễm trùng như người có tiền sử đái tháo đường, gút như bệnh nhân này thì khi đã tự ý sử dụng kháng sinh điều trị nhiều rất dễ kháng kháng sinh.
“May mắn là loại kháng sinh phù hợp điều trị cho bệnh nhân 71 tuổi này đang được bảo hiểm chi trả nên không quá tốn kém trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, những trường hợp như thế này để tránh lạm dụng kháng sinh, chúng tôi phải làm theo quy trình khoa học, có hội chẩn chuyên khoa với các chuyên gia nhiễm trùng, chuyên gia kháng sinh cùng phối hợp để đưa ra phương án điều trị”, bác sĩ Quân cho hay.
Đây là một trong những ca bệnh kháng kháng sinh được ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai sáng 23/11. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Chi - Phụ trách Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng kháng kháng sinh đang tăng cao một cách đáng báo động theo từng năm. Những năm trước, tỷ lệ bệnh nhân kháng kháng sinh từ tuyến dưới chỉ gặp vài ca, nhưng đến nay, nhiều ca chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai khi được cấy vi khuẩn ngay từ lúc vừa mới tiếp nhận đã phát hiện vi khuẩn kháng thuốc.
"Như vậy, tình trạng bệnh nhân kháng thuốc xảy ra nhiều bệnh viện chứ không chỉ ở trung tâm lớn. Trong vòng một năm gần đây, ghi nhận tại khoa chúng tôi có khoảng 40-60% ca có vi khuẩn kháng thuốc kháng nhiều loại kháng sinh. Đây là một hiện trạng đáng buồn. Nhiều bệnh nhân vào viện vì một bệnh khác nhưng nhiễm trùng tăng nhanh, gặp vi trùng kháng kháng sinh khiến bệnh nhân nguy kịch và tử vong do nhiễm trùng chứ không phải do bệnh lý lúc người ta nhập viện”, bác sĩ Chi nói.
Thói quen gây nguy hại
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Chi cũng cho hay, hằng ngày, khoa nhận được số lượng lớn bệnh nhân từ các bệnh viện khu vực phía bắc. Trong số đó, có tỷ lệ không nhỏ các bệnh lý nhiễm trùng gồm cả nhiễm trùng từ cộng đồng và nhiễm trùng bệnh viện.
Thói quen tự mua kháng sinh sử dụng đang làm giảm cơ hội điều trị cho chính bệnh nhân khi gặp phải tình trạng kháng kháng sinh. |
Bệnh viện Bạch Mai là trung tâm lớn về giám sát, kiểm soát sử dụng kháng sinh đánh giá tình trạng nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh hằng năm đều công bố những con số tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn, đặc biệt vi khuẩn trong bệnh viện khá cao. Các chương trình giám sát cũng đưa ra con số đáng ngại về tình trạng kháng kháng sinh của bệnh lý nhiễm trùng ở nhiều tuyến cơ sở chuyển lên.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Chi, hiện nay Bộ Y tế và các bệnh viện đầu tư mạnh mẽ và thích đáng cho các chương trình giám sát kháng kháng sinh nhưng thói quen sử dụng thuốc của người dân góp phần kiểm soát kháng kháng sinh khó khăn. Khi ho, sốt hay cảm thấy bất ổn sức khỏe, mọi người thường ra hàng thuốc đề nghị bán kháng sinh; thậm chí nhiều cửa hàng thuốc tự ý kê đơn thay bác sĩ. Khi dùng kháng sinh không đúng, không phù hợp sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn kháng thuốc.
“Khi gặp vi khuẩn kháng thuốc rất khó khăn cho bác sĩ khi phải lựa chọn loại kháng sinh điều trị phù hợp. Các bác sĩ sẽ phải dùng thuốc đắt tiền hơn hay phải phối hợp nhiều loại thuốc trong điều trị. Lúc đó cơ hội điều trị cho người bệnh khó hơn, nguy cơ tử vong tăng lên so với nhóm bệnh nhân không kháng kháng sinh”, bác sĩ Chi cho hay.
Do đó, Bác sĩ Chi khuyến cáo, với cộng đồng khi có bất ổn về sức khỏe cần đến khám bởi bác sĩ chuyên môn để được sử dụng kháng sinh đúng, phù hợp. “Người dân không nên cất đơn thuốc của lần khám trước để lần sau đem dùng, hay chia sẻ đơn cho người khác hoặc dùng không hết thuốc cất thuốc đi cho lần sau. Ngay cả việc khi sử dụng một loại thuốc không đỡ thì tự động phối hợp kháng sinh rất nguy hiểm.
Đối với cán bộ y tế phân phối thuốc tư vấn cho người bệnh cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ không nên làm thay bác sĩ làm bất ổn trong tình trạng điều trị”, bác sĩ Chi cảnh báo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30