Nhập viện gấp sau 2 đợt tự ý mua kháng sinh điều trị
Hợp tác phòng, chống kháng kháng sinh tại Việt Nam giai đoạn 2021-2023 Hội nghị Khoa học Dược lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai mở rộng lần thứ 2 |
Đơn cử, vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Medlatec tiếp nhận trường hợp bệnh nhân 76 tuổi viêm bàng quang do Ecoli đa kháng do tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị. Cụ thể, bệnh nhân N.T.D, nữ, 76 tuổi, Hà Nội đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec trong tình trạng tiểu buốt dắt 20 ngày, không tiểu ra máu, không đau lưng hông.
Bác sĩ Hồ Mạnh Linh, Chuyên Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec. |
Trước đó, do thấy khó chịu, bệnh nhân tự mua kháng sinh uống 2 đợt nhưng không đỡ, sau đó bệnh nhân đến khám tại một phòng khám tư nhân được chẩn đoán là viêm đường tiết niệu và được kê đơn thuốc theo đơn. Sau 7 ngày uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám.
Nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt, tiểu dắt là do viêm bàng quang, tại đây, bác D. được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: Siêu âm ổ bụng, tổng phân tích nước tiểu và cặn nước tiểu, nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu và kháng sinh đồ. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận bệnh nhân viêm bàng quang do Ecoli đa kháng, do bệnh nhân tự ý điều trị bằng kháng sinh tự mua nên dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh.
Theo các chuyên gia y tế, kháng thuốc kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của chúng. Đây là hiểm họa nghiêm trọng đe dọa sức khỏe, tính mạng con người và gây thách thức cho bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.
Bác sĩ Hồ Mạnh Linh, Chuyên Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec điều trị trực tiếp cho bác D. chia sẻ: Trường hợp của bệnh nhân D. nếu để lâu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, suy thận nên được chỉ định nhập viện điều trị kháng sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ. Rất may mắn do được phát hiện và điều trị kịp thời, sau 2 ngày điều trị nội trú, bệnh nhân hết tiểu buốt, dắt và xuất viện sau 7 ngày điều trị.
“Viêm bàng quang cấp là bệnh rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp cả nam giới và nữ giới, nhưng phổ biến ở phụ nữ, chiếm khoảng 95% và có thể mắc tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn Ecoli, đặc biệt ở phụ nữ do cấu tạo của niệu đạo ngắn, lại gần hậu môn nếu vệ sinh không đúng cách, rất dễ vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, đi ngược lên bàng quang gây viêm cấp tính”, bác sĩ Hồ Mạnh Linh phân tích.
Bác sĩ Hồ Mạnh Linh cũng cho hay: Trường hợp của nhân bệnh D., nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ chuyển thành viêm bàng quang mạn tính. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm ngược dòng lên thận gây viêm thận (viêm bể thận), xấu nhất là gây suy thận.
Đặc biệt, bệnh viêm bàng quang cấp cũng có thể gây nhiễm trùng huyết. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến biến chứng suy thận làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của bệnh nhân.
Được biết, trường hợp bệnh nhân D. chỉ là một trong số nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý mua kháng sinh điều trị dẫn đến kháng kháng sinh phải nhập viện điều trị. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tình trạng kháng kháng sinh, trong đó nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường tiết niệu thấp (viêm bàng quang ở nữ giới) là hai tình trạng nhiễm khuẩn cộng đồng dễ bị lạm dụng kháng sinh nhất hiện nay.
Để giảm gánh nặng về tình trạng kháng thuốc, người dân cần tự ý thức được việc sử dụng kháng sinh hợp lý, chỉ khi được bác sĩ kê đơn mới dùng kháng sinh theo đúng liều lượng đã hướng dẫn. Với nhân viên y tế cũng cần chỉ định kháng sinh hợp lý.
Theo bác sĩ Hồ Mạnh Linh để phòng tránh viêm bàng quang người dân cần lưu ý: Uống đủ nước; không nên nhịn tiểu, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng, nhu cầu uống nước tăng cao; tránh sử dụng thuốc thụt rửa âm đạo hoặc thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt; tắm vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm hay tắm dưới ao hồ, sông suối; vận động cơ thể đều đặn hàng ngày để việc bài tiết và lưu thông nước tiểu được dễ dàng; có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bác sĩ Hồ Mạnh Linh khuyến cáo người dân khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36