Không học sao được!
Buồn thay chữ nghĩa! | |
Nên, không nên! | |
Câu chuyện trách nhiệm |
- Tớ không muốn nói đến anh TNGT, là tớ ví cái trưng cầu ý kiến học sinh của Trường mẫu giáo “nhốt học sinh rồi quên” ấy.
- Cụ thể thế nào hả bác?
- Tưởng mọi việc đã rõ, nay lại có sự vênh. Các cô thì bảo chỉ phạt cháu ở góc phòng, rồi cháu chạy đi đâu không biết; cháu và gia đình cháu thì nói bị nhốt trong nhà vệ sinh.
- Vậy hóa ra vẫn còn rắc rối bác nhể.
-Chính vì cái rắc rối ấy mà nhà trường định “tìm rõ trắng đên” bằng cách trưng cầu ý kiến các cháu 4 tuổi cùng lớp với cháu bị “nhốt” đó.
-Em vẫn chưa hiểu sao bác lại nói “như liên hoàn”.
-Thì chú không nhớ cái vụ trưng cầu ý kiến học sinh ở Trường Nam Trung Yên à? Tớ coi đây cũng là tai nạn liên hoàn của trường học.
-Tại sao sự việc như thế mà nhà trường còn lấy phiếu xác minh của học sinh, mà học sinh 4 tuổi thì biết gì, em nghĩ không nên tý nào khi đưa các cháu vào cuộc “trắng – đen” này.
-Đúng là không thể chấp nhận được. Dù hành động đó xuất phát từ việc nhà trường mong muốn nhanh chóng làm sáng tỏ sự việc cũng không thể phát phiếu lấy ý kiến của học sinh 4 tuổi được.
-Câu chuyện về lòng trung thực ở Trường Nam Trung Yên vẫn còn nóng hôi hổi, vậy mà lại đi vào vết xe đổ này thì có phải là tai nạn liên hoàn không nào.
-Cho dù cô không phạt , không nhốt trẻ 4 tuổi vào nhà vệ sinh đi nữa . Trách nhiệm của cô trông trẻ ra sao mà khi tan trường không biết bố mẹ đã đón hay chưa đón cháu . Nhỡ cháu tự ý đi vệ sinh rồi ngã trong đó thì tại cô hay tại cháu ? Em nghĩ bản thân nhà trường không nên đẩy vấn đề đi xa hơn nữa.
-Nghĩ được như chú thì còn gì để nói. Qua sự việc này tớ chỉ nghĩ nếu sai thì nhận khuyết điểm, nhận kỷ luật, mà tớ tin kỷ luật gì đi nữa cũng chả ai nỡ xử nặng với một người đã nhận ra lỗi lầm, ăn năn, phục thiện cả.
-Thì các cụ chả có câu “đánh kẻ chạy đi, chứ ai đánh kẻ chạy lại”, vấn đề là có dám nhận khuyết điểm và trung thực với những hành động của mình. Câu chuyện “nhốt trẻ” này mới đầu cô nhận có “nhốt”, sau lại nói không, cho dù thế nào cũng đáng nghi ngờ về sự trung thực.
-Và rồi không khéo “cái sảy nảy cái ung” như vụ “học sinh gẫy chân” ở Nam Trung Yên thì khổ. Rõ là một bài học về lòng trung thực nhé.
-Chả cứ những người trong cuộc khổ, mà còn niềm tin đối với giáo dục nữa chứ. Như bác nói, cứ “tai nạn liên hoàn” như thế này thì sao cha mẹ học sinh không khỏi lo mỗi khi đưa con đến trường học.
-Khổ là lo thì lo vẫn phải cho con đi học. “Nhân bất học bất tri lý”, không học sao được.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00