Mô hình bác sĩ gia đình: Chưa phát huy hiệu quả

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu triển khai mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Đến nay, trên địa bàn đã có gần 200 phòng khám BSGĐ tại 20 trong số 23 bệnh viện quận, huyện và trạm y tế. Thế nhưng, không phải phòng khám BSGĐ nào cũng hoạt động hiệu quả.
Chữa bệnh bằng phương pháp tác động cột sống: Hiệu quả cao, chi phí thấp
Sẽ triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn quốc
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Xử lý nhẹ, người tiêu dùng lo!

Những bất cập

Bà Xuân, ở quận Cầu Giấy cho biết: Mô hình BSGĐ là ý tưởng hay vì sẽ giúp người bệnh mất ít thời gian chờ đợi, giảm bớt thủ tục hành chính nhưng cũng bộc lộ những bất cập. Ví như tại các phòng khám BSGĐ không chi trả cho BHYT trái tuyến nên bệnh nhân đành chấp nhận tới cơ sở đăng ký ban đầu để khám bệnh. Còn anh Ngô Anh Đông, ở Sóc Sơn, cho biết, chưa nghe nói có mô hình phòng khám gia đình bao giờ. Người nhà mình vẫn có thói quen ốm nhẹ, đi mua thuốc uống còn nặng thì vào bệnh viện cho yên tâm.

Theo BSCKI Nguyễn Thị Thanh Hòa, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Cầu Giấy, khó khăn hiện nay trong hoạt động của phòng khám BSGĐ là người dân chưa hiểu hết về lợi ích của mô hình, nên tham gia đăng ký quản lý sức khỏe còn hạn chế. Bệnh nhân khám, chữa bệnh không được thanh toán BHYT trái tuyến gây khó khăn trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân phải chuyển tuyến hầu như phòng khám không nhận được phản hồi của tuyến trên để tăng thêm hiệu quả quản lý và điều trị bệnh nhân…

Mô hình bác sĩ gia đình: Chưa phát huy hiệu quả
Người dân đang khám bệnh tại phòng khám bác sĩ gia đình

Cùng phản ánh những khó khăn, bác sĩ Phạm Quang Hải, Giám đốc TTYT huyện, cho biết, thực tế khó khăn của mô hình BSGĐ là thiếu kinh phí để in hồ sơ bệnh án, biểu mẫu, sổ sách, tờ rơi tuyên truyền về BSGĐ; thiếu kinh phí đào tạo chuyên khoa BSGĐ, chưa có chế độ đãi ngộ cho các bác sỹ gia đình, đặc biệt là cơ chế tài chính, cơ chế chuyển tuyến thống nhất từ trên xuống dưới, tạo phần mềm quản lý về y học gia đình….

Ngoài ra, khi triển khai mô hình này trong hệ thống y tế tư nhân, việc cấp chứng chỉ hành nghề đòi hỏi bác sĩ phải có văn bằng chuyên ngành y học gia đình nên nhiều bác sĩ đã được đào tạo chuyên khoa khác không muốn đào tạo lại. Bên cạnh đó, các phòng khám BSGĐ chưa xây dựng được quy chế phối hợp, chuyển tuyến và trao đổi thông tin trong quá trình quản lý bệnh nhân. Đó là chưa kể cơ chế quản lý phòng khám BSGĐ hiện còn chồng chéo, chưa rõ ràng, quyền hạn BSGĐ bị hạn chế dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi người bệnh…

Tại hội nghị “Sơ kết đề án thí điểm BSGĐ và xây dựng đề án nhân rộng mô hình BSGĐ giai đoạn 2016 - 2020”, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, các phòng khám BSGĐ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực. Toàn quốc mới đào tạo được hơn 700 BSGĐ nên đội ngũ này còn quá mỏng. Mặt khác, mạng lưới BSGĐ hiện cũng chưa triển khai được ở phòng khám tư nhân, do nơi đây thu từ 100.000 - 200.000 đồng/lần khám bệnh, nhưng BHYT chỉ chi trả có 20.000 đồng nên họ không “mặn mà”.

Cần tuyên truyền và nhân rộng

Để mô hình BSGĐ mang lại hiệu quả cao, cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về những lợi ích cũng như hiệu quả của mô hình BSGĐ mang đến cho người dân, từ đó người dân sẽ hiểu, tin tưởng.

Ông Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, phân tích: BSGĐ hoàn toàn khác với bác sĩ đến khám tại nhà. Khám tại nhà chỉ là đến khám và đi về, mang tính nhất thời, còn BSGĐ là mô hình chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục và có tính cộng đồng cao, bởi họ còn có nhiệm vụ tham gia hướng dẫn phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh cũng như kiểm soát bệnh mạn tính. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về y học gia đình. Từ việc thiếu thông tin về mô hình BSGĐ nên nhiều người dân cho rằng, mô hình này chỉ dành cho những gia đình khá giả.

Ngoài ra, việc phát triển mô hình phòng khám BSGĐ tại các trạm y tế phường, xã nơi từ trước tới nay người dân không mấy tin tưởng về chất lượng khám, về cơ sở vật chất và tay nghề của bác sĩ nên khó thu hút bệnh nhân. Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT nghèo nàn, thiết bị cận lâm sàng sơ sài. Nhân lực phòng khám BSGĐ tại các trạm y tế không đủ do phải tập trung thực hiện công việc chung của trạm như tiêm chủng, phòng, chống dịch bệnh, các chương trình chăm sóc sức khỏe… dẫn đến tình trạng người dân đến khám “lèo tèo”.

Có thể nói, việc mở rộng mô hình phòng khám BSGĐ là một chủ trương đúng nhưng chưa thực sự “trúng”. Trong thời gian tới, ngành y tế thành phố cần hoàn chỉnh mô hình, xác định phạm vi, quy mô, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám BSGĐ và các điều kiện bảo đảm hoạt động như giá dịch vụ phòng khám, cơ chế chuyển tuyến, cơ chế thanh toán BHYT…

Ngành y tế thành phố đã có chủ trương phối hợp các cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức y khoa liên tục cho đội ngũ cán bộ quản lý, bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tham gia phòng khám BSGĐ. Về quản lý, các phòng nghiệp vụ của Sở Y tế sẽ xây dựng các biểu mẫu khám, xét nghiệm và chuyển bệnh; Xây dựng mạng quản lý thông tin và bệnh án (điện tử, giấy) và xây dựng hệ thống chuyển bệnh cũng như các thủ tục thanh toán BHYT cho người bệnh có thẻ BHYT… Đây chính là cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các phòng khám BSGĐ phát huy tốt tác dụng.

Tại hội nghị “Sơ kết đề án thí điểm BSGĐ và xây dựng đề án nhân rộng mô hình BSGĐ giai đoạn 2016 - 2020”, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, các phòng khám BSGĐ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực. Toàn quốc mới đào tạo được hơn 700 BSGĐ nên đội ngũ này còn quá mỏng. Mặt khác, mạng lưới BSGĐ hiện cũng chưa triển khai được ở phòng khám tư nhân, do nơi đây thu từ 100.000 - 200.000 đồng/lần khám bệnh, nhưng BHYT chỉ chi trả có 20.000 đồng nên họ không “mặn mà”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, BSGĐ là mô hình cần được nhân rộng bởi những mặt tích cực của nó mang lại. Những bác sĩ phục vụ tại đây, đều là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. BSGĐ là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng. Phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên…

Trang Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe

Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa ban hành thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô…
Xem thêm
Phiên bản di động