Chữa bệnh bằng phương pháp tác động cột sống: Hiệu quả cao, chi phí thấp
Sẽ triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn quốc | |
Tiêm chủng, cách phòng bệnh hữu hiệu | |
Cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng |
Bà bầu không lo phải uống kháng sinh
Chị Hoàng Thị Yến, 28 tuổi, ở Thanh Xuân có bầu 7 tháng, cho biết: Trời nóng 37, 38 độ nhưng không có cảm giác nóng, lại sợ nước lạnh. Tối ngủ phải đắp chăn không dám ngồi trước quạt hay điều hòa. Khi rửa mặt thì cảm giác lạnh, bì cả da, nước mắt chảy và thường xuyên hoa mắt, chóng mặt. Ăn uống không ngon miệng, hay nôn trong ngày. Đi khám, các bác sỹ kết luận, chị bị suy nhược cơ thể nặng, cần nằm viện điều trị nhưng vì sợ phải uống thuốc kháng sinh nên chị đã tìm đến chữa bệnh bằng phương pháp tác động cột sống, kết quả rất khả quan.
Phương pháp chữa bệnh bằng tác động cột sống rất hiệu quả |
Tương tự, chị Vân, ở Yên Bái, có bầu được 5 tháng thì có hiện tượng vàng da, đi khám đông y không tìm ra nguyên nhân. Chị đến bệnh viện khám, xét nghiệm, bác sỹ kết luận chị nhiễm virut viêm gan B, C, cần điều trị theo phác đồ nhưng vì chị đang có bầu nên chỉ cho thuốc bổ về uống. Sau khi tìm hiểu, chị cũng tìm đến với phương pháp chữa bệnh bằng tác động cột sống và bệnh thuyên giảm.
Theo chuyên gia Trung tâm tác động cột sống Việt Nam Đỗ Đình Thi, nhiều phụ nữ cơ thể đã yếu sẵn từ trước, cộng với việc có thai sức khỏe lại càng kém nên không hấp thu được tốt những thứ bổ dưỡng đưa vào cơ thể, rất ảnh hưởng tới thai nhi và cả người mẹ. Phương pháp tác động cột sống đã khắc phục hạn chế này. Lộ trình chữa ngắn hay dài tùy thuộc vào cơ địa và sự kiên trì của người bệnh. Nhưng nhìn chung chỉ với khoảng thời gian 1 đến 3 tháng tùy theo tính chất nghiêm trọng của bệnh thì phương pháp tác động cột sống sẽ giúp cho người bệnh phục hồi hoàn toàn. Điều đặc biệt, phương pháp này giúp cho phụ nữ có thai có thể hoàn toàn yên tâm, vừa chữa, vừa dưỡng, không ảnh hưởng gì đến thai nhi và hỗ trợ cả người mẹ sau khi sinh nở.
Tiết kiệm chi phí cho người bệnh
Theo PGS.TS Dương Trọng Hiếu, bác sỹ CKII, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, tác động cột sống là dùng một số thủ thuật của xoa bóp tác động vào xương sống và vùng cạnh xương sống. Những động tác này thường là day, bấm, miết, phân. Cột sống là phần nối tiếp từ xương sọ đến xương cùng cụt gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng cụt, trong đốt sống có tủy sống. Ở phương Tây người ta gọi phương pháp này là “nắm cột sống”. |
Theo PGS.TS Dương Trọng Hiếu, bác sỹ CKII, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, tác động cột sống là dùng một số thủ thuật của xoa bóp tác động vào xương sống và vùng cạnh xương sống. Những động tác này thường là day, bấm, miết, phân. Cột sống là phần nối tiếp từ xương sọ đến xương cùng cụt gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng cụt, trong đốt sống có tủy sống. Ở phương tây người ta gọi phương pháp này là “nắm cột sống”.
Cũng theo bác sỹ Hiếu, có thể nói sức khoẻ của con người lấy cân bằng của cột sống làm gốc. Khi cột sống bị biến đổi, mất cân bằng thì cơ thể sẽ bị bệnh, khi phục hồi được cân bằng của cột sống thì bệnh tình sẽ hết. Khi cột sống bị tổn thương thì một cơ số bệnh đi kèm như: Đau lưng và đau vùng thắt lưng; đau cổ, vai, gáy, cánh tay; đau, tê, mất cảm giác ở tay, chân, mông, bắp chân và bàn tay, chân; giảm trường lực cơ ở tay, chân; hạn chế vận động ở tay, chân, cổ, gáy; đau thần kinh toạ, thần kinh liên sườn; cong, vẹo cột sống, gai, thoái hoá cột sống; viêm đau các khớp...
“Tôn trọng và kế thừa những tri thức của y học dân gian, tiếp thu và học hỏi những tri thức của y học hiện đại, đã giúp cho phương pháp chữa bệnh bằng tác động cột sống được xây dựng mang màu sắc Việt Nam. Có cơ sở lý luận dựa trên tri thức của y học hiện đại, có các phương thức, nguyên tắc, thủ thuật, kế thừa tri thức của y học dân tộc. Khi chữa bệnh, bác sỹ không cần máy móc bổ trợ mà chỉ cần chiếc ghế ngồi cho bệnh nhân với tư thế thoải mái, việc còn lại là bàn tay của người thầy thuốc. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng không cần cần mua bất kỳ loại thuốc nào, bôi bất kỳ thuốc gì…”, bác sĩ Hiếu nói.
Thầy thuốc ưu tú, BSCK II Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, chia sẻ: Nhận thấy lợi ích thiết thực và khả năng phổ biến nhân rộng cứu chữa cho nhiều người bệnh của phương pháp tác động cột sống, chúng tôi đã khuyến cáo đề xuất Hội Đông y Hà Nội thành lập Chi hội Đông y tác động cột sống, trực thuộc Hội Đông y Hà Nội. Cùng với sự kết hợp giữa y học cổ truyền, y học hiện đại và phương pháp tác động cột sống, sẽ đem lại lợi ích chăm sóc cho người bệnh cả về phương diện y thuật, y đức, đặc biệt là tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho bệnh nhân nghèo….
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30