Lớp học tình thương của “mẹ Phúc”
Nét đẹp của lớp học tình thương | |
Lớp học tình thương của thầy giáo 84 tuổi |
Hơn 20 năm không có ngày nghỉ cuối tuần
Tôi đến lớp học của cô Phúc vào một ngày cuối tuần mưa rét, những tưởng không gian sẽ trầm lắng, yên ắng và vắng vẻ do học sinh ngại trời lạnh giá mà nghỉ. Nhưng thật khác với tưởng tượng, sĩ số lớp rất đông, ai nấy đều vui vẻ, rộn rã tiếng hát, tiếng cười. Nhìn những đôi tay khuyết tật của các em múa theo tiếng nhạc, tôi cũng như rất nhiều người khác, đều rất khâm phục sự kiên nhẫn, bền bỉ của những người thầy đã dạy các em.
Được thành lập từ năm 1995, lớp học của cô Phúc với tên gọi “Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội” vốn là địa chỉ để các bạn câm, điếc, dị tật chân, tay, liệt nửa người, thiểu năng trí tuệ… có nơi để vui chơi, làm quen với những người đồng cảnh ngộ. Gọi là lớp học, vì ở đó, cô Phúc không chỉ hướng dẫn các em hòa nhập mà còn dạy trẻ múa, hát, tập đọc. Từ đó đến nay, cô Phúc dành trọn những ngày nghỉ của mình cho những đứa trẻ kém may mắn trong cuộc sống, tâm huyết với nỗ lực mang tình yêu thương giúp đỡ cộng đồng.
Tập múa bài-trái đất này là của chúng mình. |
Kể về những ngày đầu tiên của lớp học, cô Phúc cho biết, mình vốn là diễn viên của nhà hát kịch Tuổi trẻ, thường xuyên cùng đoàn đi diễn và dạy múa hát cho các em ở nhiều tỉnh thành khác nhau, trong một lần về dạy múa hát và giao lưu với các em tại Trường Tiểu học Trung Tự, ánh mắt như biết nói của trẻ em bị khuyết tật nơi đây đã thu hút sự quan tâm của cô. Đó là những đứa trẻ chậm chạp, ngọng ngịu, không theo kịp các bạn cùng trang lứa, nhưng vẫn cố bắt nhịp, thở hổn hển.
Trở về nhà, cô ngày đêm trăn trở, suy nghĩ về việc làm sao để giúp các em có thể bằng bạn bằng bè cứ thôi thúc khiến cô ăn không ngon, ngủ không yên. Cô bảo: “Nhìn vào ánh mắt thơ ngây của các em, tôi biết các em cũng có những hoài bão, ước mơ của riêng mình. Có nhiều em bị khuyết tật nhưng rất thích và có năng khiếu nghệ thuật như múa, hát, vẽ tranh. Tuy nhiên, nếu như các em học cùng với trẻ em bình thường thì rất khó theo kịp. Vì thế, tôi nung nấu ý nguyện thành lập một lớp học bổ túc khác, song song với các chương trình học trên lớp, ở nơi đó các em được là chính mình, được thỏa sức sáng tạo, từ đó nhân lên sự tự tin, yêu đời, hòa nhập với cuộc sống dễ dàng hơn”.
Nghĩ là làm, cô liên hệ với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Trung Tự và kêu gọi sự ủng hộ của các cá nhân đơn vị để xây dựng CLB. Tuy nhiên để thành lập được CLB cô cũng gặp phải không ít khó khăn, từ việc xin địa điểm, kêu gọi hỗ trợ tới việc vận động các em và phụ huynh đưa con em đến học. Chỉ cần nhìn vào sự háo hức của các em, cũng như sự hạnh phúc của các phụ huynh, bao nhiêu mệt nhọc, khó khăn mà cô phải đối diện đều trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Cô Phúc cảm thấy hạnh phúc khi niềm vui mà mình mang đến không chỉ cho những người cần giúp đỡ mà cho cả bản thân cô nữa. Mẹ “Hạnh phúc”
Hơn 20 năm gắn bó, cô Phúc trở thành người mẹ thứ hai của rất nhiều số phận. Có người học xong, đến tuổi lập nghiệp được cô hướng dẫn, giúp đỡ tiếp cận với địa chỉ dạy nghề như sửa chữa điện dân dụng, học đan len, làm các đồ thủ công mỹ nghệ. Đa phần các em khi hoàn thành việc học nghề đều đã tìm được công việc nuôi sống bản thân, có nhiều em đã xây dựng gia đình, có cuộc sống hạnh phúc như mong muốn.
Mỗi lần nghe tin các em thành công, cô càng thêm động lực để tiếp tục công việc mà mình đã làm, muốn gắn bó đến khi sức già, chân chậm. Có lẽ vì thế mà sợi dây tình cảm giữa cô và các học trò ngày càng thêm bền chặt, bất cứ khi nào gặp chuyện buồn là các em lại chạy đến bên cô- mẹ Phúc để được vỗ về. CLB đã trở thành mái nhà thân thương của các em. Nhiều em đã nỗ lực vươn lên, trở thành thành viên nòng cốt duy trì và phát triển CLB.
Chị Trần Thị Hải Ninh là học sinh khóa 2 của CLB. Sau một cơn sốt cao năm 3 tuổi, Hải Ninh đã bị liệt nửa thân bên trái. Nhưng nhờ sự nỗ lực và sự giúp đỡ của gia đình, của cô Phúc, hiện nay chị đã trưởng thành, đang là Phó Chủ nhiệm CLB. "Mẹ Phúc coi mình với các em ở đây như những người con. Mẹ đã tạo dựng nên ngôi nhà này thì chúng mình sẽ giữ để giúp các em nhiều hơn nữa".
Chị Phạm Thúy Hòa (Kim Liên, HN), phụ huynh của em Thu Hương đang học tại lớp của cô Phúc chia sẻ: Thu Hương là một đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ, đã 10 tuổi nhưng nhận thức của bé chỉ như trẻ lên ba, sau 3 năm theo học với cô Phúc, đến nay mặc dù vẫn còn nhút nhát nhưng đã tiến bộ rất nhiều, biết chào hỏi mọi người và có thể tự làm những việc nhỏ cá nhân. Cháu đặc biệt thích đến lớp cô Phúc, lúc nào cũng đòi đến lớp học của cô. Một người mẹ như chị cảm thấy rất hạnh phúc bởi những cử chỉ, lời nói của cháu còn rất ngây ngô nhưng đã thể hiện được những nhận thức ban đầu, có những lúc chỉ nghe tiếng con gọi mẹ thôi, chị cũng đã cảm động đến ứa nước mắt…
Là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa Mai, trong một lần đến biểu diễn ở Nhà văn hóa Đống Đa, cô Nguyễn Thị Thanh Hồng có gặp cô Phúc, được cô mời đến thăm Câu lạc bộ trẻ khuyết tật, cô cảm nhận được những tình cảm của cô Phúc dành cho các em, từ đó cô cũng mong muốn được làm điều gì đó giúp những đứa trẻ thiệt thòi có thêm niềm vui trong cuộc sống vốn đã rất khó khăn của các em.
Đến nay cũng đã mười mấy năm cô gắn bó, dạy múa cho các em. Cô Hồng cho biết: “Tôi cảm thấy vui lắm khi mà mỗi lần dạy một động tác múa nào đấy, các cháu có thể làm được như hướng dẫn của mình. Tôi cảm nhận được sự thông minh của các cháu, tuy rằng không thể làm được ngay như những đứa trẻ bình thường vì các khuyết tật vận động, nhưng tôi cảm nhận được ý chí của các cháu. Từ đó tôi càng có thêm động lực để làm nhiều điều hơn nữa, giúp các cháu có thể từng bước hòa nhập với cộng đồng”.
Cũng như cô Hồng, cô Vũ Thị Tá trước đây là giáo viên dạy hát nhạc Trường THCS Bế Văn Đàn, được lan tỏa tình yêu thương từ cô Phúc đến nay cô đã gắn bó với lớp được 13 năm. Hàng tuần cô đến chơi đàn và dạy các em hát. Cô cho hay: “Mặc dù khuyết tật nhưng các em rất thông minh và chăm chỉ, những bài hát dễ cô dạy khoảng vài tháng thì một số em đã hát rất hay. Nhưng có những bài khó như “Đứa bé” thì cô đã phải mất tới 3 năm. Các em đến đây có nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều dạng khuyết tật khác nhau, nhưng khi cất tiếng hát, các em đã hòa chung được một nhịp, đó là niềm hạnh phúc rất lớn của cô rồi”.
Sau nhiều năm hoạt động, sĩ số lớp học đã lên tới 60 - 70 trẻ. Cảm động trước tấm lòng của cô Phúc, không chỉ cô Hồng, cô Tá mà còn nhiều người khác nữa cũng đã nhận lời tham gia dạy thêm cho các em. Cô cũng như tất cả những người được mời đến đây đều không nhận một đồng tiền công nào. Ai nấy cũng đều vui vẻ, tâm huyết, thấu hiểu, cảm thông với hoàn cảnh các em khuyết tật.
Khi được hỏi về khó khăn của trong việc tổ chức lớp học, cô Phúc cho biết: Khó khăn lớn nhất hiện tại của lớp là không có địa điểm sinh hoạt, địa điểm hiện tại là Nhà sinh hoạt cộng đồng của phường Láng Hạ cho mượn một buổi vào cuối tuần, trước đây có được Trường THCS Trung Tự cho xây trung tâm trong khuôn viên trường, cô có đi vận động quyên góp được một số tiền để xây dựng, làm nơi sinh hoạt chung cho cả lớp học của các em khuyết tật ở tầng 1, cho các em học sinh bình thường của nhà trường ở tầng 2. Gần đây nhà trường có sửa sang lại trường lớp nên tạm thời cô phải đi mượn địa điểm khác cho các em. Mong rằng khi nhà trường sửa chữa xong cô lại có thể đưa các em về đó học tập.
Với những đóng góp tích cực của mình, năm 2018, cô Phan Thị Phúc vinh dự được nhận Giải thưởng Tình nguyện quốc gia, là tấm gương sáng cho cộng đồng xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ noi gương, học tập.
Cao Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05