Nhiều khó khăn, thách thức trong phòng chống bệnh lao

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực vượt bậc trong công tác phòng, chống bệnh lao, nhưng Việt Nam vẫn là một trong 30 quốc gia có gánh nặng lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Trong khi đó, nguồn lực tài chính, đặc biệt ngân sách quốc tế có xu hướng giảm dần, khiến công tác phòng chống bệnh lao gặp không ít khó khăn.
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh lao Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao

Gánh nặng từ bệnh lao

Những năm qua Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lao, được thể hiện thông qua sự cam kết mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lao với nhiều chính sách và hành động cụ thể.

Nhiều khó khăn, thách thức trong phòng chống bệnh lao
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Định Văn Lượng phát biểu bên lề Lễ kỷ niệm.

Đặc biệt, Công điện số 25/CĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường công tác phòng chống lao ngày 25/3/2024 đã đẩy mạnh hoạt động phòng chống lao với những kết quả bước đầu rất tích cực trong năm qua.

Sau khi Công điện của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG) đã tổ chức thành công Hội nghị triển khai Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Sơ kết công tác phòng chống lao 6 tháng đầu năm 2024; triển khai hoạt động đánh giá và chuẩn bị cho Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Đồng thời, Bệnh viện đã khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và triển khai các hoạt động phát hiện chủ động, tích cực bệnh lao và các bệnh hô hấp tại cộng đồng và các cơ sở y tế trên phạm vi toàn quốc. Truyền thông hiệu quả huy động sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức dân sự xã hội,... tăng cường công tác phòng chống lao, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người bệnh, tăng cường tiếp cận của người dân với các cơ sở y tế.

Năm 2024, CTCLQG đã đạt được kết quả tốt nhất từ trước đến nay, với số bệnh nhân lao được phát hiện và thu nhận vào điều trị là hơn 113 nghìn ca bệnh (tăng 7% so với năm 2023), tỷ lệ lao có bằng chứng vi khuẩn là trên 72%, tỷ lệ điều trị thành công đạt trên 89% (cao hơn tỷ lệ này trên toàn cẩu ở mức 88%).

Mặc dù vậy, tình hình dịch tễ bệnh lao tại nước ta còn rất nặng nề. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm.

Năm 2023, Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới, và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao, do Bệnh viện Phổi Trung ương, CTCLQG tổ chức sáng 23/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đánh giá: Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, song công tác phòng chống lao tại nước ta vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Tỷ lệ bệnh nhân lao được phát hiện chủ động trong nhóm nguy cơ cao chưa đạt kế hoạch đề ra; tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học vẫn thấp hơn chỉ tiêu mong muốn.

Nguồn lực tài chính, đặc biệt từ ngân sách quốc tế đang có xu hướng giảm dần; việc đảm bảo thuốc, thiết bị, vật tư y tế còn gặp khó khăn do thủ tục phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát hiện và điều trị bệnh.

Công tác kiểm soát lao phải gắn với cơ sở khám chữa bệnh

Trước khó khăn trong công tác phòng chống lao, chia sẻ bên lề Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao, Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng Ban điều hành CTCLQG cho hay, mục tiêu chấm dứt bệnh lao rất cần sự ủng hộ, cam kết của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội để bảo đảm nguồn tài chính bền vững, triển khai đồng bộ các can thiệp phòng chống lao từ Trung ương đến địa phương.

Nhiều khó khăn, thách thức trong phòng chống bệnh lao
Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương thăm, khám cho bệnh nhân lao.

Do đó, lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương đề xuất cần phải đưa chương trình đào tạo về bệnh lao là một phần nội dung bắt buộc trong các trường đào tạo nhân lực y khoa, để các thầy thuốc có sẵn kiến thức về bệnh lao trong quá trình hành nghề.

Theo Tiến sĩ Đinh Văn Lượng, công tác kiểm soát lao phải gắn với cơ sở khám chữa bệnh. Các cơ sở y tế phải sàng lọc lao lồng ghép trong khám chữa bệnh thường quy, gắn thông tin sàng lọc lao vào sổ sức khỏe điện tử.

Để phát hiện bệnh sớm từ tuyến y tế cơ sở, các địa phương cần nâng cao chất lượng mạng lưới chẩn đoán lao bằng sử dụng rộng rãi xét nghiệm Xpert; phối hợp với các đối tác tăng cường mở rộng sàng lọc phát hiện bệnh lao trong khu vực trại giam, khu công nghiệp/khu chế xuất và các cơ sở y tế tư nhân.

"Hiện cả nước có 20 triệu hồ sơ bệnh án điện tử, và con số này sẽ lên cao nữa. Khi hồ sơ bệnh án điện tử kiểm soát lao, thì tôi nghĩ công tác phòng, chống lao sẽ hiệu quả", Tiến sĩ Đinh Văn Lượng đề nghị.

Để công tác phòng chống lao hiệu quả hơn nữa, CTCLQG xin được đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành liên quan nghiên cứu cho phép các dự án do các chính phủ, tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại được tổ chức, thực hiện theo cơ chế đặc thù.

Để bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho công tác phòng chống lao, cần tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế, vì các nguồn viện trợ quốc tế đang giảm dần, và sẽ không còn nữa. "Theo WHO, mỗi một đô la đầu tư cho công tác phòng chống lao sẽ thu lại 39 đô la cho nền kinh tế" - Tiến sĩ Đinh Văn Lượng cho biết.

Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cũng bày tỏ tin tưởng, năm 2025, với việc triển khai mạnh mẽ Công điện của Thủ tướng và kiểm soát lao tại y tế cơ sở, hy vọng số bệnh nhân phát hiện được có thể lên tới 70%. Với sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng và Chính phủ, cùng với các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu chấm dứt bệnh lao sớm hơn so với mục tiêu toàn cầu vào năm 2035.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar

Công an thành phố Hà Nội điều động 6 cán bộ tham gia Đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn và khắc phục hậu quả, thiệt hại sau trận động đất tại Myanmar.
Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ

Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ

Dự báo trong kỳ điều hành tuần tới (3/4/2025), giá xăng, dầu có thể sẽ tăng nhẹ.
Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con

Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con

Công an thành phố Hà Nội thông tin, mới đây, một người phụ nữ ở quận Đống Đa (Hà Nội) đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con.
Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích quanh hồ Gươm, góp phần tạo không gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Gươm theo hướng xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt. Thành phố cũng sẽ đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, cùng các bộ, ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển nhà ở xã hội với nhiều chính sách và nguồn lực ưu tiên. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ các ngành, địa phương. Để cụ thể hoá các chủ trương này, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù có đột phá với việc xác định rõ trách nhiệm của Thành phố, của địa phương, của cộng đồng và “cơ hội” đang dần đến nhiều hơn với người dân.
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử

Bộ Tài chính vừa thay đổi đề xuất hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử có trị giá theo từng đơn hàng từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu, thay vì 2 triệu đồng như trước đó.

Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách Nhà nước cho học sinh lên tối thiểu 50%, thay mức đóng 30% như hiện nay.
Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tổ chức, sắp xếp các đơn vị đi vào hoạt động theo mô hình mới và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Bảo hiểm xã hội (BHXH) các khu vực và BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động