Đời sống công nhân Khu Công nghiệp - Chế xuất: Hiện tại và ước mong

Kỳ 3: Cứ tiện là mua...

Vì làm vất vả, nên mỗi khi tan ca, hết giờ làm công nhân tại các KCN lại ghé chợ tạm, chợ cóc để mua đồ về thổi cơm hoặc ghé ăn cơm bình dân mặc dù không biết sản phẩm mình mua, mình ăn có an toàn hay không!
ky 3 cu tien la mua Rộn ràng tinh thần lao động hăng say
ky 3 cu tien la mua Những ngày tháng 6 bình yên

Tiện thì mua, tiện thì ăn

Tìm đến các khu vực mà CNLĐ tập trung thuê trọ như thôn Bầu, thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung), thôn Cổ Điển (xã Hải Bối)…, hình ảnh phản cảm đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những khu chợ tự phát với đầy đủ các loại thực phẩm từ rau, củ, quả cho đến thịt, cá, tôm… được bày bán dọc hai bên đường.

ky 3 cu tien la mua
Nhiều CNLĐ thường vì một chữ “tiện” nên thường mua thực phẩm tại các khu chợ tự phát.

Chỉ một chiếc xe máy đi qua cũng đủ để phủ một lớp bụi dày lên tất cả các loại thực phẩm, thêm vào đó là việc bày bán thực phẩm chín lẫn với thực phẩm sống, không có dụng cụ che đậy, đầy ruồi, nhặng vo ve, bâu bán… gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chưa kể đến chất lượng, nguồn gốc của các loại thực phẩm được bày bán vô tội vạ ở ven đường đó có đảm bảo hay không. Tuy nhiên, trên thực tế, những khu chợ tự phát này lại được xem là phiên chợ chính trong ngày của nhiều CNLĐ bởi CNLĐ đi làm về thường tiện đường dừng lại mua thực phẩm cho bữa tối và bữa sáng hôm sau.

Thực hiện chủ đề “Vì lợi ích đoàn viên” năm 2018, tại lễ phát động Tháng Công nhân năm 2018, LĐLĐ TP Hà Nội đã ký kết Văn bản thỏa thuận hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp về Chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ).

Cụ thể, Công ty TNHH Ba Huân Hà Nội cam kết giảm giá 5% so với giá niêm yết cho ĐVCĐ khi mua các sản phẩm trứng gia cầm tại các cửa hàng, đại lý của công ty trên địa bàn TP Hà Nội; Công ty TNHH Trung Thành cam kết sẽ giảm giá 15% trên giá bán cho ĐVCĐ khi mua các mặt hàng gia vị, thực phẩmcủa Trung Thành tại các gian hàng trực thuộc các KCN, nhà máy… mà LĐLĐ TP chỉ định tổ chức hoạt động bán hàng.

Các đơn vị có đông ĐVCĐ có nhu cầu mua các sản phẩm của công ty, công ty sẽ cử người đến tận nơi phục vụ. Công ty Cổ phần Nhất Nam – Siêu thị Fivimart cam kết sẽ cấp thẻ giảm giá – thẻ Hội viên khách hàng thân thiết cho ĐVCĐ với nhiều quyền lợi như: Giảm giá 3% khi thanh toán tiền mặt...

Tan làm, lóc cóc trên chiếc xe đạp mini, chị Bùi Thị Vân (Công nhân công ty Canon, KCN Thăng Long) vội vã rời nhà xưởng để qua một trường mầm non tư thục gần nơi chị ở đón con và tiện đường về, chị tạt vào quán rau, quán thịt ven đường (thôn Bầu, xã Kim Chung) để mua thực phẩm chuẩn bị cho bữa tối và bữa sáng ngày hôm sau.

Chia sẻ với chúng tôi về nỗi lo mất an toàn khi mua thực phẩm tại những khu chợ tự phát như thế này, chị Vân nói: “Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết được vấn nạn mất an toàn thực phẩm đang là nỗi lo chung của toàn xã hội. Lo nhất là CNLĐ như chúng tôi, đồng lương hạn hẹp, muốn tìm mua thực phẩm sạch nhưng giá cao, lại phải “cân đo đong đếm”, nhiều khi chấp nhận mua đồ rẻ, chấp nhận “đánh cược” sức khỏe của chính bản thân và gia đình mình.”

Hơn nữa, làm quần quật cả ngày, đến giờ tan làm thì người cũng mệt rã rời nên chỉ muốn mau mau chóng chóng về nhà lo cơm nước, thu xếp rồi nghỉ ngơi. Chính vì thế, nhiều CNLĐ thường tiện đường đi làm về ghé qua các khu chợ tạm để mua thực phẩm mặc dù biết được rằng cả chất lượng lẫn nguồn gốc thực phẩm được bày bán ở đây “chả biết đường nào mà lần”.

Chị Trần Thị Yên (công nhân Công ty Niessei, KCN Thăng Long) chia sẻ: “Tôi cũng thường mua thực phẩm ở các chợ tự phát ven đường vì tiện đường mình đi làm về. Khi mua, tôi cũng hay hỏi “rau có phun thuốc không?”, “thực phẩm có đảm bảo không?”… nhưng hỏi cũng chỉ để cho vui vậy thôi chứ làm gì có người bán hàng nào lại tự đi chê hàng của mình. Thực sự là tôi rất lo về vấn đề an toàn thực phẩm bởi có thể sẽ phải đánh đổi bằng chính sức khỏe của bản thân và gia đình nhưng biết làm thế nào!”

Vì ở trọ một mình, lại ngại nấu nướng mùa nắng nóng nên anh Nguyễn Văn Hoàng (Công nhân đang làm việc tại KCN Thạch Thất – Quốc Oai) thường “giải quyết”, bữa tối một cách “nhanh, gọn, nhẹ” bằng cách tạt vào các quán cơm bình dân ven đường, gọi một suất cơm 20.000 – 25.000 đồng, đánh ào cái là xong bữa.

“Vì gần nơi ở có nhiều quán cơm bình dân nên nếu ăn ở quán này thấy đồ ăn không ngon, hay vệ sinh môi trường tại quán không đảm bảo thì hôm sau tôi chuyển sang ăn quán khác. Ăn thì chỉ biết là ăn cho no thôi chứ chẳng biết nguồn gốc thực phẩm của quán như thế nào”- anh Hoàng chia sẻ.

Mong không vấn đề gì xảy ra

Thực tế cho thấy, nhiều CNLĐ đã trở thành nạn nhân của những vụ ngộ độc do tiêu thụ những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và nguồn thu nhập của họ.

Nhớ về vụ ngộ độc năm ngoái, chị Bùi Thị Hồng (công nhân đang làm việc tại Công ty Mây tre đan, KCN Phú Nghĩa) vẫn chưa hết bàng hoàng, chị Hồng kể: “Bữa đó tôi mua rau lang và thịt lợn ở khu chợ tự phát trên đường đi làm về, mặc dù, đã cẩn thận ngâm rau với nước muối và chần thịt qua nước sôi trước khi chế biến nhưng không hiểu sao khi ăn xong bụng đau quằn quại. Ngay lúc đó tôi đã đi mua thuốc uống nhưng vẫn không khỏi, đến ngày hôm sau, tôi phải bắt xe xuống bệnh viện tư nhân ở thị trấn Chúc Sơn khám và được tiêm thuốc, sau một ngày mới khỏi.”

Cùng chung nỗi ám ảnh về nỗi lo mất an toàn thực phẩm với chị Hồng, chị Hạnh còn có anh Trần Văn Sơn (công nhân đang làm việc tại Công ty Jtec, KCN Thăng Long), theo lời kể của anh Sơn, cuối năm vừa rồi, trước khi nghỉ Tết, anh cùng bạn bè tổ chức ăn tất niên tại một quán nhậu gần khu trọ.

Đồ ăn thì không biết có đảm bảo hay không nhưng riêng với rượu thì anh cảm thấy nghi nghi vì rõ ràng chủ quán giới thiệu là rượu táo mèo ngâm “chuẩn”, nhưng khi uống vào, lúc đầu có cảm giác chua chua đầu lưỡi, đến khi trôi qua vòm họng thì sực lên mùi cồn, rượu qua ruột, vào dạ dày… đi tới đâu nóng tới đó.

“Sau khi uống rượu ở quán về tôi có cảm giác chóng mặt, đau đầu, người nổi đầy mẩn đỏ, phải đến trưa hôm sau mới vơi đi cảm giác mệt mỏi, chân tay bải hoải. Giờ cứ nghĩ đến việc nhậu nghẹt ở hàng quán là tôi lại thấy sợ.” – anh Sơn chia sẻ.

“E dè” với thực phẩm sạch

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm luôn thường trực lại thêm hàng loạt những vụ ngộ độc thực phẩm được thông tin trên các kênh truyền thông, mạng xã hội khiến cho không ít CNLĐ đã lo lại càng thêm lo. Nhưng nhiều CNLĐ vẫn tỏ ra “e dè” với thực phẩm sạch, một phần vì họ chưa được tiếp cận với các cửa hàng thực phẩm sạch và phần khác là do kinh tế còn hạn hẹp.

Sau vụ ngộ độc chị Hồng mạnh dạn tuyên bố sẽ mua thực phẩm sạch để dùng cho dù giá cả có cao hơn vì với chị bây giờ, quan trọng nhất vẫn là sức khỏe. Nhưng khi được hỏi, chị có biết cửa hàng thực phẩm sạch nào không thì chị lại lắc đầu.

“Tôi cũng không biết ở gần đây (gần khu chị Hồng thuê trọ - thôn Nghĩa Hảo, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ - PV) có cửa hàng thực phẩm sạch nào không. Nếu có thì dù giá đắt hơn tôi cũng mua. Hiện tại, sáng sớm, trước khi đi làm, tôi thường đi chợ để mua thực phẩm vì sáng sớm bao giờ thực phẩm cũng tươi hơn, sau đó về để tủ lạnh dùng cho bữa tối. Đó là cách tôi đang thực hiện để đối phó với nỗi lo thực phẩm bẩn.” – chị Hồng chia sẻ.

Cùng chung câu trả lời với chị Hồng về việc không biết xung quanh khu mình ở có cửa hàng bán thực phẩm sạch nào không, nhưng chị Trần Thị Yên lại “e dè” khi trả lời về việc có sẵn sàng chấp nhận mua thực phẩm sạch với giá cao hơn so với thực phẩm không rõ nguồn gốc ở các khu chợ tạm.

Chị Yên nhẩm tính, hiện tại cả hai vợ chồng chị làm trung bình được 15 triệu đồng/tháng, trừ các khoản tiền nhà, tiền sinh hoạt, tiền lo ăn học cho 2 con cũng mất hơn 10 triệu đồng/tháng, có tháng còn thiếu. “Do vậy, nếu cửa hàng thực phẩm sạch bán với giá hợp lý thì tôi sẽ mua, nếu đắt quá thì cũng phải “cân đo đong đếm” vì lương công nhân có hạn nên làm gì cũng phải tính toán” – chị Yên tâm sự.

Mai Quý (Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024. Đáng chú ý, bên cạnh việc đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động, nhân dịp này Công đoàn ngành GTVT Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động hướng về đoàn viên, người lao động, trong đó quan tâm và triển khai mạnh công tác khám sức khỏe miễn phí cho người lao động ngành Giao thông Thủ đô.
Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Vinh tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động