Đẩy lùi, giảm thiểu bệnh ung thư

Kiểm soát chặt an toàn thực phẩm

Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm nước ta có hơn 120.000 người phát hiện mắc ung thư và có khoảng 94.000 người tử vong do căn bệnh này. Dự báo số người mắc bệnh sẽ tăng lên khoảng 190.000 người vào năm 2020. Do vậy, cuộc chiến chống ung thư không phải là nhiệm vụ riêng của ngành y tế mà là của cả cộng đồng.
Mập mờ que thử ung thư
Bệnh nhân ung thư sau một năm được chẩn đoán: Tỷ lệ tử vong lên đến 55%
Nỗi đau ẩn sau sự ô nhiễm môi trường, thực phẩm

Về vấn đề này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: “Ung thư không phải là bệnh vô phương cứu chữa như người dân thường nghĩ. Ví dụ, chỉ bằng các biện pháp phòng bệnh đã có thể phòng được trên 30% số bệnh ung thư như: Không hút thuốc đã loại trừ được trên 90% số bệnh ung thư phổi, 80% số bệnh ung thư hạ họng, thanh quản và nhiều loại ung thư khác; chế độ dinh dưỡng hợp lý, an toàn kết hợp với tập luyện, tiêm vắc xin phòng viêm gan B, vắc xin phòng vi rút gây u nhú ở người (HPV) đã loại bỏ được phần lớn số bệnh ung thư: Gan, cổ tử cung, đại trực tràng, vú...”.

Kiểm soát chặt an toàn thực phẩm
Không hút thuốc để loại trừ nhiều loại bệnh ung thư.Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, với các phương pháp phát hiện sớm, điều trị kịp thời, chúng ta có thể chữa khỏi được trên 30% số người bệnh ung thư tiếp theo và bằng các liệu pháp chính thống kết hợp với chăm sóc, chúng ta có thể nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống thêm cho 1/3 người bệnh ung thư còn lại.

Tại nước ta, tỉ lệ chữa khỏi căn bệnh này chưa được cao như mong muốn do trên 70% số bệnh nhân tới khám và điều trị ở giai đoạn muộn, mặc dù nhiều thiết bị hiện đại đã được trang bị phục vụ cho người bệnh; công tác sàng lọc phát hiện sớm mới dừng ở bước thí điểm, chưa được tiến hành thường quy.

Cuộc chiến chống lại ung thư sẽ khó thành công nếu chỉ dựa trên việc chữa trị. "Phòng chống ung thư là rất cần thiết để giảm thiểu cuộc khủng hoảng về ung thư toàn cầu" - đó là kết luận của hơn 250 nhà khoa học chuyên ngành ung thư từ hơn 40 nước trong báo cáo tổng kết về ung thư toàn cầu năm 2014.

Nhiều chuyên gia cho rằng, song song với chiến lược phòng và chữa trị ung thư thì điều quan trọng là nhà nước phải kiển soát phần gốc của vấn đề là vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng lo ngại khi Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) lấy 120 mẫu các loại rau tại 150 ở quầy kinh doanh của 6 chợ đầu mối Hà Nội để kiểm nghiệm, đã xác định nhiều loại rau có hàm lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) vượt mức cho phép. Còn đợt thanh tra đột xuất của Thanh tra Bộ NN&PTNT tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y vừa qua đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y/thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục cho phép, tịch thu 20 kg chất bột màu trắng không rõ nhãn mác, xuất xứ… Ngoài ra, Thanh tra Bộ còn phát hiện 1,01% số mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng vượt ngưỡng cho phép; 10,3% số mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép; 16% số mẫu thịt phát hiện có vi khuẩn salmonella, 7,6% số mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng…

Một trong những vấn đề nổi cộm trong an toàn, vệ sinh thực phẩm gần đây là tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi có xu hướng gia tăng, không chỉ ở các tỉnh thành phía Nam mà còn lan về cả khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận; chủ yếu là các loại chất clenbuterol, salbutamol, vàng ô và kháng sinh.

Nhưng dù vậy, vấn đề cũng chỉ dừng ở những hình thức xử phạt “thiếu tính răn đe”. GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Hóa học TPHCM cho biết: “Việc phát hiện chất cấm clenbuterol và salbutamol trong thịt heo gần đây không phải là lần đầu. Thỉnh thoảng phát hiện được một vụ, dư luận ầm ĩ một thời gian, rồi đâu lại vào đấy. Vấn đề cần thiết là cơ quan chức năng phải có quy trình quản lý chặt chẽ và kiểm soát thường xuyên bằng xét nghiệm nhanh các loại chất cấm này”.

Như vậy, nếu chỉ kêu gọi mọi người mang tính chất “khẩu hiệu” thì vấn đề ung thư sẽ không thể có lời giải đáp thỏa đáng. Đó còn không kể việc khi nhiều người dân bị ung thư tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, thì không ít đơn vị có những kết luận thiếu tính chính xác đã vô hình đẩy người bệnh đến tình trạng hoang mang hoặc phát hiện đúng bệnh đã vào giai đoạn cuối.

Theo Cục trưởng Lương Ngọc Khuê, trong chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025, bệnh ung thư được đề cập đến hàng đầu. Điều quan trọng cần làm trong việc thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong là không chỉ tăng cường công tác điều trị mà đồng thời phải phòng, chống bệnh. Tiêu chuẩn chẩn đoán là điều kiện số 1, do đó phải kiện toàn hệ thống này, không để xảy ra tình trạng người không bị u lại chẩn đoán bị u và ngược lại. Tiếp đến là hệ thống chăm sóc giảm nhẹ và điều trị nội khoa, quy hoạch mạng lưới xạ trị...

"Cuộc chiến chống ung thư không phải của ngành y tế mà của cả cộng đồng. Do đó, Bộ Y tế mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành và sự tích cực tham gia, hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức, công ty, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước" - Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Xuyên nói.

L.Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

(LĐTĐ) Trứng có giá trị dinh dưỡng cao và là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe? Không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về việc bảo quản và ăn trứng mà người tiêu dùng cần biết.
Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

(LĐTĐ) Từ 1/8 tới, người dân có thể đăng ký khám bệnh ngoài giờ làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai từ 17 - 21h hàng ngày.
Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

(LĐTĐ) Công tác Dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Trong đó, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ em là vấn đề mà xã hội rất quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động