Buồn thay chữ nghĩa!
Nên, không nên! | |
Câu chuyện trách nhiệm | |
Còn nhập là còn lo! |
- Cái chuyện sai chính tả thì có gì là lạ đâu bác. Dân hay đọc như bác và em ngày nào chả đụng vài chuyện tương tự.
- Lạ thì chẳng lạ, nhưng cũng khó chấp nhận, mấy cái quảng cáo rao vặt dán đầy ngõ phố thì đã đành, đằng này pa nô, khẩu hiệu ắt là được sản xuất từ cơ quan văn hóa, thế mà còn sai thì khôi hài quá.
- Bác cũng hơi khó tính đấy, làm cái gì chả có khi sai, sai thì sửa thôi.
- Chú nói lạ, biết là sửa nhưng rõ là cái không được phép sai mà sai, rồi sửa thì kinh phí sửa sai ai chịu, ối tiền ra đấy chứ.
-Cái khoản kinh phí thì em chịu, nhưng nếu cứ so đo như bác cũng ối cái phải tính.
-Chú cho cái sai chính tả là “phình phường”, hẳn nào hằng ngày tớ đọc báo chí của các chú, cứ là tha hồ “nhặt sạn”.
-Bác tính, cái ngôn ngữ của ta cũng phức tạp lắm: n,l; d,r,gi; x,s; rồi tr, ch... cứ là hoa cả mắt.
-Chú chỉ giỏi ngụy biện. Đã đành ngôn ngữ của ta phong phú, nhưng mọi cái đều có nguyên tắc của nó. Không chịu học là không xong đâu.
-Em đùa bác tý thôi, chứ nói chuyện chính tả cũng thật phiền lòng. Đó là bác chưa thâm nhập vào thế giới mạng đó. Chả phải mấy kẻ i tờ mới viết sai đâu nhé, toàn tri thức cả mà cứ l thành n, r thành d...
-Ấy, chú nói thế là hơi coi thường tớ đấy nhé, tớ biết tỏng, nhưng trên mạng ngưởi ta cố tình viết sai đó. Nghe đâu viết thế nó mới xì tin.
-Em hiểu. Thế mới gay. Văn phong chữ nghĩa cứ ùm bà làng chẳng biết đâu mà lần.
-Chính tả là một chuyện còn chữ và nghĩa cứ sai be bét. Mà chẳng phải sai trong ngôn ngữ đường phố đâu nhé, ngay trên các phương tiện truyền thông người ta cũng nói sai.
-Bác nói đến vấn đề này em thấy hào hứng đây. Nhất là mấy cái từ Việt gốc Hán thường xuyên được nhiều người sử dụng sai, khác hẳn nghĩa vậy mà cứ như nghĩa của nó vốn thế.
-Chú muốn nói cái từ “yếu điểm” chứ gì?
-Từ này là sai phổ biến đó bác. Ai lại khi nói về những nhược điểm, người ta hay dùng từ “yếu điểm” mới lạ.
- “Yếu điểm” là “những điểm chính” vậy mà dùng từ “yếu điểm” để nói về điểm yếu thì lạ thật.
-Nhầm nhọt như thế này thì vô khối bác ơi. Ví như ai đó bào chữa cho hành động của mình, thường bị nói lại: “Thôi đừng bao biện” mà nghĩa của từ “bao biện” là chỉ ai đó ôm đồm nhiều viêc.
-Đúng, từ này tớ nghe thấy thường xuyên không những ngoài cuộc sống mà cả trên tivi, đài phát thanh, rồi đọc trên báo nữa. Trong trường hợp này phải dùng từ “ngụy biện” mới đúng. Bởi nghĩa của từ “ngụy biện” là cố dùng những lập luận tưởng như vững chắc nhưng thật ra là vô căn cứ.
-Thôi bác ơi, nói chuyện chữ nghĩa bao giờ cho hết.
-Buồn thay chữ nghĩa.!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00