“Khai tử” môn lịch sử?

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tích hợp môn lịch sử vào môn học mới trong khi các chuyên gia khẳng định lịch sử phải là một môn học độc lập, không thể tích hợp
Học sinh Nhật Bản học gì trong môn Lịch sử?
“Khai tử” môn Lịch sử: Càng lo mất gốc
Môn lịch sử còn bị xem là môn phụ

Những tranh luận xung quanh việc có nên để lịch sử thành môn học tích hợp với các môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân với Tổ quốc trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã trở thành chủ đề “nóng” trong Hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ tầm nhìn đến hiện thực” do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển tổ chức ngày 5-11 tại Hà Nội.

Tích hợp thành môn mới

Sở dĩ môn lịch sử trở thành chủ đề “nóng” bởi trước áp lực của dư luận về việc Bộ GD-ĐT bỏ lịch sử là môn bắt buộc. Trước đó, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Ban Tuyên giáo trung ương, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam… về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tập trung vào vấn đề vị trí của môn lịch sử trong hệ thống các môn học ở bậc phổ thông.

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) trong giờ học lịch sử Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) trong giờ học lịch sử. Ảnh: Tấn Thạnh

Đại diện ban soạn thảo Chương trình - Sách giáo khoa mới, PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng chương trình hiện nay môn học nhiều, hiệu quả thấp, môn bắt buộc nhiều, lựa chọn ít. Nhiều môn học không đưa vào không được nhưng đưa vào thì hiệu quả không cao, vì thế cần tái cấu trúc lại hệ thống môn học. Nghiên cứu cho thấy 3 môn lịch sử, giáo dục công dân, quốc phòng an ninh gần gũi với nhau và có chung mục tiêu là hiểu biết trách nhiệm của công dân với Tổ quốc, thứ nữa đây là sự nối tiếp nâng cao của các kiến thức đã học ở cấp THCS. Ông Thống cũng nhấn mạnh việc lồng ghép 3 môn học này vào một môn là hợp lý.

Tuy nhiên, các chuyên gia và giáo viên tâm huyết với môn lịch sử đã có những phản biện trước quyết định này. Một giáo viên của Trường THPT Tứ Kỳ, Hải Dương cùng các đồng nghiệp tiến hành điều tra xã hội học từng lớp học của cả 3 khối 10, 11 và 12. Kết quả trong số 1.167 học sinh được điều tra và trả lời, có 939 em không đồng ý việc môn lịch sử là “môn tự chọn”, chiếm tỉ lệ 80,4%. Giáo viên này cũng cho rằng trong nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT có cách nhìn nhận không công bằng, đánh giá không đúng vai trò và vị trí của môn lịch sử trong các môn học phổ thông. Và khi môn lịch sử chưa có cơ hội “phục hưng” thì những người soạn thảo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD-ĐT đã và đang từng bước “khai tử” môn học này.

Dễ ôm đồm, quá tải

Trước đó, tại hội thảo “Môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức ở Đà Nẵng, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay việc xác định tên gọi môn học công dân với Tổ quốc nhằm xác định trí thức, hiểu biết quan trọng và cần thiết đối với học sinh sắp trở thành một công dân Việt Nam bao gồm những quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ông Đỗ Ngọc Thống cho biết việc xây dựng chương trình phân môn lịch sử trong môn công dân với Tổ quốc cần phải được đổi mới kết cấu môn học, đổi mới nội dung chương trình, cách trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử, đánh giá, nhận xét, tránh ôm đồm, nặng nề. Đồng thời cần làm rõ và thống nhất về thời lượng và nội dung giáo dục lịch sử ở môn khoa học xã hội, môn lịch sử ở tự chọn 2 trong dự thảo và một số chuyên đề học tập mở rộng chuyên sâu về lịch sử ở tự chọn 3.

Vì thế, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng môn học mới phải giải quyết được những bất cập trên. Việc tích hợp 3 nội dung trên vào môn công dân với Tổ quốc là hợp lý vì suy cho cùng đều nhằm mục đích giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, tình yêu Tổ quốc… cho học sinh. Nhưng thời lượng từng nội dung, chọn lọc kiến thức, chủ đề nào đưa vào giảng dạy thì các nhà hoạch định phải làm rõ và tính toán cẩn thận, nếu không dễ xảy ra tình trạng ôm đồm, kiến thức nào cũng tham, cũng muốn tích hợp thì không những không thoát được những hạn chế của chương trình cũ mà còn gây quá tải.

Giáo viên dạy lịch sử tại một trường THPT ở quận 3, TP HCM thẳng thắn cho rằng chỉ với môn sử trong chương trình hiện nay, cả giáo viên và học sinh đều quá tải vì khối kiến thức đồ sộ. Việc giảm tải suốt thời gian qua không dễ vì giáo viên xem nội dung nào cũng quan trọng, cũng cần thiết. Việc cắt gọt ở chương trình cũ đã khó khăn vì áp lực thi cử, kiểm tra. Nay tích hợp bên cạnh 2 nội dung còn lại trong cùng một môn học sẽ thế nào? Coi trọng và xem nhẹ nội dung nào đều không hợp lý.

Theo ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú, TP HCM), nội dung giáo dục lịch sử, tình yêu Tổ quốc ở các quốc gia khác được làm rất bài bản, việc tích hợp 3 nội dung cần cân đối chính xác, phân chia hợp lý bởi ngay cả giáo viên khi giảng dạy cũng có thể “đụng” kiến thức của nhau, như thế không phải là liên môn mà là ghép môn.

Không hợp lý!

Cũng tại hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ tầm nhìn đến hiện thực”, các chuyên gia lịch sử cho rằng việc tích hợp 3 môn thành môn công dân với Tổ quốc là không hợp lý. Theo GS Nguyễn Quang Đạt, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, công dân với Tổ quốc nghe hay nhưng lại rất mơ hồ. GS sử học Phan Huy Lê đặt câu hỏi dựa vào lý luận nào để tích hợp 3 môn lịch sử, quốc phòng an ninh và giáo dục công dân vào một môn học? Trên thực tế, đây là 3 lĩnh vực khoa học hoàn toàn khác nhau, đối tượng khác nhau. GS Lê cho biết Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo với các nhà khoa học để đẩy vấn đề này đến tận cùng.

Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Ngọc Thống tiếp tục khẳng định các môn học đã đưa vào nhà trường đều quan trọng, chỉ có điều là mức độ phù thuộc vào tính chất của từng môn. “Tất cả các văn bản không nói là lịch sử không quan trọng. Từ tiểu học đến THCS đều bắt buộc phải học lịch sử. Ở bậc THPT, bên cạnh môn công dân với Tổ quốc, học sinh bắt buộc phải chọn 1 trong 2 môn lịch sử hoặc khoa học xã hội. Nếu xét về tổng thời lượng các môn này thì học sinh không học ít hơn so với chương trình hiện hành” - ông Thống nói. Vị này cho biết Bộ GD-ĐT sẽ xem xét những đóng góp của các chuyên gia trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Nội dung môn công dân với Tổ quốc

Môn được thiết kế với 3 mạch nội dung chính và một số chuyên đề tích hợp.Trong đó mạch giáo dục đạo đức - công dân, chủ yếu là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và đạo đức cách mạng, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và một số kỹ năng sống cần thiết, chuẩn bị cho học sinh gia nhập xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế với tư cách công dân. Giáo dục quốc phòng - an ninh bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam cùng một số nội dung mang tính thực hành như kỹ thuật, chiến thuật, kỹ thuật phòng thủ dân sự...

Trong khi đó, giáo dục lịch sử đề cập chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, lòng yêu Tổ quốc, tinh thần xả thân vì nước, tinh thần tự cường dân tộc, tư tưởng và những bài học, nghệ thuật quốc phòng, giữ nước của cha ông ta. Ngoài ra, sẽ có một số chuyên đề tích hợp sâu và chủ yếu từ 3 mạch kiến thức trên.

Theo PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, việc bố trí các nội dung đó trong chương trình thế nào thì phải đặt trong tổng thể của toàn bộ chương trình, đáp ứng các yêu cầu mới. Hướng tích hợp 3 nội dung này không phải là coi nhẹ các nội dung này mà chỉ là cấu trúc lại cho phù hợp yêu cầu mới và để tổ chức thực hiện hiệu quả hơn.

nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động