“Khai tử” môn Lịch sử: Càng lo mất gốc
Môn lịch sử còn bị xem là môn phụ |
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm gần đây, tình trạng học sinh sợ thi môn lịch sử và sự yếu kém về kiến thức môn học này đã khiến nỗi lo “mất gốc” trong một bộ phận giới trẻ ngày càng gia tăng. Cách đây vài tháng, khi xuất hiện clip phỏng vấn học sinh về “mối quan hệ” là anh em ruột giữa Quang Trung – Nguyễn Huệ đã chứng tỏ việc học lịch sử trong trường học đáng báo động.
Thí sinh duy nhất thi môn Sử tại điểm thi Trường THPT Yên Thành 2 |
Nghịch lý này thể hiện cả trong xu hướng thưởng thức văn hóa nghệ thuật của giới trẻ. Những bộ phim tài liệu hay phim truyện lịch sử dân tộc là những thước phim vô giá thì không được đón nhận nồng nhiệt. Trong khi các phim gắn với lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc thì lại khiến nhiều bạn trẻ (và cả người lớn) mất ăn mất ngủ để xem. Khi những vở kịch tái hiện lịch sử đất nước được biểu diễn, nhìn khắp khán phòng chỉ thấy toàn khán giả lớn tuổi. Trong khi những buổi ca nhạc, rạp chiếu phim thì lúc nào cũng trong tình trạng chật ních các bạn trẻ.
Với sự đổi mới trong quy chế kỳ thi THPT quốc gia năm nay, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp chỉ phải thi 4 môn gồm: 3 môn thi bắt buộc và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Do bộ môn Lịch sử ít được quan tâm nên trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, hàng loạt điểm thi đã phải đóng cửa, vì không có thí sinh chọn thi môn Sử. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT: Lịch sử là môn ít thí sinh đăng ký thi nhất, cả nước chỉ có khoảng 153.000 thí sinh. Tại Hà Nội, số học sinh đăng ký thi môn Sử rất thấp. Tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, trong các môn tự chọn, Vật lý được đăng ký nhiều nhất, và ít nhất là môn Sinh học. Khoảng 20% học sinh chọn môn Địa lý, 10% chọn môn Lịch sử. Thậm chí tại Trường THPT Lương Thế Vinh chỉ có duy nhất 1 học sinh đăng ký lựa chọn môn Lịch sử.
Theo nội dung dự thảo chương trình GD PT tổng thể của Bộ GD&ĐT ban hành lấy ý kiến dư luận, điều đáng lưu ý ở đây là nếu như môn Lịch sử được tích hợp trong bộ môn KHXH ở cấp tiểu học và THCS theo dạng bắt buộc thì ở cấp THPT, môn học này lại được phân trở lại trong các môn tự chọn. Nội dung này hiện đang nhận được nhiều thông tin trái chiều từ dư luận.
Nguyễn Phương Anh (cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi) cho biết: Học Lịch sử nhàm chán bởi thầy cô chỉ giảng những nội dung sẵn có trong sách giáo khoa, không mở rộng kiến thức liên hệ thực tế. Vì thế tiết học Lịch sử biến thành tiết học đọc – chép mỏi tay. Chúng em mong muốn những tiết học Lịch sử sinh động hơn như xây dựng nhiều tình huống gợi mở cho các em nhập vai diễn lại... kết hợp với trình chiếu những đoạn phim ngắn minh họa cho những cuộc chiến, trận đánh...thay vì liệt kê ngày giờ...như nội dung sách giáo khoa. Như thế, vừa tạo không khí vui cho tiết học lại khiến học sinh nhớ lâu và hào hứng với môn học. TS Phạm Văn Tuấn, Viện nghiên cứu Hán Nôm: Nếu môn Sử không thi thì học sinh sẽ nảy sinh tâm lý xem nhẹ, thậm chí không muốn học. Học sinh, sinh viên ngày nay đã và đang sử dụng các phương tiện kết nối thông hiện đại để có thể truy cấp internet bất cứ lúc nào. Những thông tin trái chiều có rất nhiều trên các trang web , blog, facebook…Nếu các em chưa đủ nhận thức và bản lĩnh, những luồng thông tin xấu này sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng khiến các em hoang mang, thất vọng và nguy hại hơn nữa là rơi vào bẫy của thế lực thù địch. Lúc đó, sự lệch lạc về nhận thức lịch sử còn nguy hiểm hơn sự yếu kém về kiến thức lịch sử rất nhiều. Nguyễn Phương Sen (giáo viên một trường cấp 3 tại Hà Nội): “Với cách thi, cách dạy như bây giờ thì không riêng môn Lịch sử mà các môn xã hội nói chung cũng bị hạ thấp, coi là môn phụ. Theo nội dung, khối lượng kiến thức được biên soạn như hiện nay việc giảng bài kết hợp đọc, chép cho học sinh đã hết thời gian, không đủ để kết hợp trình chiếu hay dàn dựng hoạt cảnh để tiết học thêm sinh động hơn. Để khắc phục tình trạng này, giáo dục trong nhà trường cần tăng thêm các tiết học ngoại khóa như tổ chức các cuộc thi, tham quan... mang chủ đề hướng về cội nguồn nhằm mục đích lồng ghép những kiến thức lịch sử. Thông qua các cuộc thi tìm hiểu lịch sử trên truyền hình như: “Em yêu lịch sử Việt Nam”, “Theo dòng lịch sử”...cho thấy vẫn còn rất nhiều người yêu môn Lịch sử, ham học hỏi kiến thức lịch sử.Bên cạnh đó, cũng rất cần được sự hỗ trợ của gia đình, truyền thông như chiếu những bộ phim lịch sử, những bài ca đi cùng năm tháng để nhắc nhở các em nhớ về một thời hào hùng của dân tộc...” |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12