Hy hữu bệnh nhân có giun đũa dài 15cm ký sinh trong dạ dày
![]() | Hàng trăm phụ huynh tá hỏa đưa con đi xét nghiệm vì nghi nhiễm giun sán |
![]() | Làm giàu nhờ nuôi giun |
![]() | Suy hô hấp, tràn khí màng phổi vì giun sán |
Vừa qua, bệnh nhân T đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khám trong tình trạng da niêm mạc nhợt, đau bụng quanh rốn, đau từng cơn, đau tăng lúc đói, ăn uống khó tiêu.
Bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm máu và nội soi kiểm tra dạ dày.
![]() |
Hình ảnh nội soi giun đũa ký sinh trong dạ dày bệnh nhân. (Ảnh Bệnh viện cung cấp). |
Qua hình ảnh nội soi, kíp nội soi do bác sĩ Trần Văn Tiến – Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã phát hiện bệnh nhân có kí sinh trùng giun đũa kích thước 0,4x15cm thân tròn ở phình vị. Ngay lập tức, kíp nội soi tiến hành gắp ký sinh trùng giun đũa ra khỏi dạ dày bệnh nhân.
Bệnh nhân cho biết, đã 10 năm nay chưa uống thuốc tẩy giun vì chủ quan, dạo gần đây bệnh nhân thấy thi thoảng có cơn hoa mắt chóng mặt thoảng qua, đau bụng quanh rốn.
Bác sĩ Trần Văn Tiến cho biết: “Giun đũa có thể biến chứng chui vào đường mật gây tắc mật với biểu hiện đau bụng dữ dội kèm tắc mật hoặc chui vào phổi gây viêm phổi kéo dài điều trị không đỡ. Giun đũa không chỉ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng của con người mà còn gây nên những biến chứng khá nghiêm trọng”.
Bệnh giun đũa ký sinh ở người chủ yếu là do trứng có phôi gây nhiễm theo con đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống, rau quả hoặc do tay bẩn chứa trứng giun rồi đưa vào miệng. Ở thức ăn, loại giun này lây lan chủ yếu qua rau cải hoặc hoa quả có chứa trứng giun.
Khi ấu trùng giun lọt vào đường tiêu hóa của người, nhờ tác dụng co bóp của dạ dày, ruột và dịch vị, dịch ruột, dịch tiêu hóa làm vỡ trứng và phóng thích phôi khiến phôi có thể biến thành ấu trùng. Ấu trùng đi ngang qua thành ruột non, theo con đường máu đến gan, theo tĩnh mạch trên gan tìm đến phổi. Từ phổi, chúng đi lên cuống phổi sang hầu, sau đó được nuốt trở lại ống tiêu hóa, định vị ở ruột non rồi trưởng thành ở đó. Thời gian một chu kỳ từ trứng giun trở thành giun trưởng thành mất khoảng 2 tháng. Bản thân một con giun có thể sống trong cơ thể người đến 1 năm.
Bởi vậy, bác sĩ Tiến khuyến cáo người dân nên thường xuyên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần, hạn chế ăn đồ ăn sống, thực hiện việc ăn chín uống sôi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở thêm ngành đào tạo mới

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/4: Đêm và sáng trời rét, trưa chiều hửng nắng

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58