Học trò đang bị biến thành máy photocopy như thế nào?

Khi thấy con liên tục bị điểm kém môn toán ở lớp, một phụ huynh đã đòi kiện giáo viên vì không tin con yếu môn toán và nghĩ rằng giáo viên đang “trù dập” con chỉ vì không học thêm giáo viên này.
Phân trường chỉ có... ba học sinh
Lỗi trước hết là ở giáo viên
Thầy làm bạn với trò: Cần có điểm dừng

Đó là một tình huống có thật mà tôi vừa trực tiếp trao đổi với một chị phụ huynh có con trai học lớp 9 ở một trường THCS thuộc một quận trung tâm của TP.HCM.

Mục đích của chị gặp tôi là để tham khảo ý kiến về việc chị dự định kiện giáo viên dạy toán ở trường đó vì có những biểu hiện "trù dập" con trai của chị.

Theo lời ấm ức của chị, chị là một người rất quan tâm đến việc học của cậu con trai. Ngoài thời gian học chính khóa ở trường, chị không tiếc tiền cho con mình được học thêm ở rất nhiều nơi mà theo chị là rất có uy tín.

Chỉ nói riêng về môn toán, cậu con trai được chị cho đi học thêm ở một trung tâm ngoài giờ khá uy tín ở TP này. Ngoài ra, ở nhà luôn có một gia sư để giúp cho cậu con trai giải quyết các vấn đề khó khăn.

Chị cho biết thông qua việc kiểm tra vở học của cậu con trai, nhận xét của các thầy dạy ở trung tâm và gia sư thì cậu con trai chị được đánh giá là có sức học khá, điểm kiểm tra ở trung tâm luôn đạt 7, 8. Cậu luôn hoàn thành bài tập của trung tâm cho về một cách nghiêm túc. Vì thế, chị cho rằng con trai chị không thể học yếu môn toán được.

Thế nhưng ở trường thì ngược lại hoàn toàn, từ đầu năm đến giờ điểm kiểm tra của con trai chị chưa bao giờ trên 4. Giáo viên dạy toán than phiền về chất lượng học tập của cháu. Và điều quan trọng hơn cả là cậu con trai chị nói rằng giáo viên toán ở lớp cứ cho cậu làm những bài tập chưa gặp bao giờ, nên cậu ta không thể làm được.

Chị còn nói với tôi một cách chắc chắn rằng: "Chắc là giáo viên toán đó “chiếu tướng” con tôi thầy ạ, vì cháu nó không học thêm thầy đó!".

Nghe đến đây, tôi liền đề nghị với chị cho cậu con trai làm một bài kiểm tra 90 phút để xem năng lực học toán của cậu thế nào.

Tôi đưa cho cậu bé một bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi nhỏ (1 điểm/câu) và đề nghị cậu bé ấy qua bàn kế bên để làm một mình, không mang theo sách vở gì ngoại trừ giấy nháp.

Thời gian trôi qua, lúc đầu cậu bé ấy chăm chú làm bài, sau khoảng 30 phút thì cậu bé có vẻ lúng túng, căng thẳng lật qua lật lại tờ giấy đề kiểm tra. Sau 45 phút thì cậu ta buông bút cầm tờ giấy kiểm tra qua đưa lại tôi kèm theo câu nói: "đề khó quá, con không làm được, đề của bác ra giống với mấy cái đề thầy toán con cho trên lớp quá".

Sau đó, người mẹ chăm chú theo dõi tôi chấm bài làm thử của cậu con trai. Cậu ta làm đúng được một câu duy nhất trên tổng số 10 câu, những câu còn lại, hoặc là làm sai, hoặc là bỏ trống.

Người mẹ nhìn tôi như muốn hỏi có phải đề mình ra quá khó không? Tôi liền lật quyển sách giáo khoa lớp 9 tập một ra, chỉ cho chị ấy thấy chín câu mà cậu bé làm sai hoặc bỏ không làm chính là những bài được "sao y bản chính" từ sách, những bài này nằm ở vị trí bài số 2 hoặc 3 trong vị trí các bài tập (tức là những bài chỉ đòi hỏi mức độ nhận biết hoặc hiểu bài là làm được), không hề có bài nào có dấu * hoặc nâng cao. Đáng nói, riêng bài cậu bé ấy làm đúng chính là bài lấy ra từ tập tài liệu của trung tâm ngoài giờ kia và lại là một bài nâng cao. Tôi ngạc nhiên là cậu bé giải đúng y chang như cách giải trong tập tài liệu đó đến từng bước xuống hàng.

Chị phụ huynh gần như sững người, im lặng trước những gì đang xảy ra trước mắt, không tin con mình lại không thể làm được những bài cơ bản. Ngay cả tôi cũng không tin đây là tình huống có thật ngay trước mắt bởi tôi cũng đã bao năm làm giáo viên. Nhìn chị, tôi không biết nói gì ngoài chia sẻ thẳng thắn với chị rằng: “Người chị cần kiện ở đây không phải là giáo viên dạy toán đó mà chính là chị vì chị đang biến đứa con của mình thành cái máy photocopy hoàn hảo. Vì chị mà con chị đã được rèn luyện tốt khả năng ghi nhớ và học thuộc bài giải của một bài toán mà không biết khả năng thực sự của con như thế nào. Chị đã làm mất đi khả năng tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề đơn giản mà bất kỳ học sinh nào cũng có thể làm được nếu không bị “đào tạo” trước”.

Chia tay chị phụ huynh và cậu con trai, thật sự tôi buồn và suy nghĩ rất nhiều. Bởi không chỉ mình chị mà đang có rất nhiều phụ huynh cho con học như thế, rồi trách móc giáo viên như thế, cũng không chỉ cậu bé này mà còn rất rất nhiều học trò khác đang ngày ngày “luyện thêm” từ lớp về nhà, rồi cặm cụi ở các trung tâm, lò luyện từ sáng đến tối.

Rõ ràng, chúng ta không thể trách các em, trách oan những người thầy cho điểm thấp chúng mà có lẽ người đáng trách chính là người lớn chúng ta đang cổ vũ cho các em thói quen sử dụng "mỳ ăn liền". Chính đòi hỏi, suy nghĩ của người lớn đã biến biết bao nhiêu đứa trẻ được đào tạo để trở thành những chiếc máy photocopy hoàn hảo chứ không phải được đào tạo để trở thành những "cây sậy biết suy nghĩ" như nhà bác học Pascal đã nói.

(Th.S giáo dục Phạm Phúc Thịnh, TP.HCM)

phapluattp.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động