Hỗ trợ học nghề và việc làm ngành CNTT cho người khuyết tật

Hội Khuyết tật thành phố Hà Nội phối hợp với Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động-TBXH) vừa tổ chức hội thảo “ Đào tạo và liên kết việc làm ngành công nghệ thông tin cho người khuyết tật”.
Hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất
Nhân lực tay nghề cao: Cơ hội và thách thức
Từng bước nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề

Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Thiết lập môi trường cho người khuyết tật để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số tại Hà Nội – Việt Nam, năm 2015” do Hội Phục hồi chức năng cho người khuyết tật Hàn Quốc tài trợ.

Thực hiện Luật Người khuyết tật (2010) và Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014), người khuyết tật (NKT) đã có nhiều cơ hội tiếp cận học nghề, tìm được việc làm, ổn định cuộc sống. Từ năm 2010 đến nay, số NKT được học nghề ngày một tăng. Trong 5 năm, có khoảng 120 ngàn người được hỗ trợ đào tạo nghề thông qua các chương trình, dự án... Theo thống kê, hiện cả nước có 6,7 triệu NKT chiếm 7,8 % dân số, trong đó có gần 400 ngàn NKT nặng. Để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường lao động, có cơ hội việc làm, thu nhập ổn định, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, giúp cho NKT học nghề và có việc làm. Hiện cả nước có khoảng hơn 1,1 ngàn cơ sở dạy nghề cho NKT (trong đó có 744 cơ sở công lập; 386 cơ sở tư thục), mỗi năm dạy nghề cho 7 – 8 ngàn NKT...

Hỗ trợ học nghề và việc làm ngành CNTT cho người khuyết tật
Tăng cường hỗ trợ học nghề cho người khuyết tật

Dự án đào tạo CNTT cho NKT được triển khai trong 4 năm (2014-2017) nhằm cải thiện cơ hội việc làm và hòa nhập cộng đồng thông qua việc thiết lập môi trường đào tạo CNTT cho các đối tượng trong độ tuổi lao động... Dự án triển khai tại thành phố Hà Nội và đã tổ chức đào tạo cho 364 học viên tại 6 quận, huyện của thành phố: Hoàng Mai, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Xuân, Phú Xuyên. Trong năm 2015, dự án tiếp tục đào tạo cho 260 học viên và tư vấn hỗ trợ việc làm cho họ...

Theo ông Đặng Văn Thanh, Tổng thư kí Hiệp hội NKT, hiện nay, trên 70% NKT có việc làm chủ yếu là thủ công mỹ nghệ, may, kim hoàn, thêu ren... còn nghề CNTT mới được triển khai ở một số tỉnh, thành... Việt Nam đã có nhiều chính sách bảo đảm hỗ trợ cho NKT, vấn đề là quá trình triển khai còn có bất cập, đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề; NKT được đào tạo nghề bằng ngân sách nhà nước còn hạn chế...

Các ý kiến tại hội thảo đã chia sẻ những thành công và rào cản trong việc hỗ trợ đào tạo CNTT cho NKT. Trong đó, chú trọng việc ưu tiên xây dựng chính sách; hướng dẫn xây dựng và tổng kết mô hình cụ thể; bình đẳng trong dạy nghề; phát huy các nguồn lực xã hội; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, hỗ trợ việc làm;... Ngoài ra, các đại biểu còn đề xuất: cần khảo sát kỹ nhu cầu đào tạo nghề của NKT; bản thân NKT còn nhiều mặc cảm, tự ti cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống; giữa các bộ, ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ, tổ chức tạo điều kiện cho NKT tiếp cận thông tin, tiếp cận các công trình giao thông công cộng, xây dựng;...

Bên cạnh đó, trong thực tế, việc tuyển dụng lao động là NKT tại các cơ quan, doanh nghiệp thời gian qua chưa nhiều. Hầu hết khi tuyển dụng, các đơn vị đều dựa trên tinh thần nhân đạo của người quản lý, hay theo chương trình hợp tác với các tổ chức nhân đạo nước ngoài, chưa thực sự vì nhu cầu tuyển dụng...

Qua việc thực hiện ở một số địa phương, dự án đã có tác động tích cực đến một bộ phận NKT và có sự ảnh hưởng to lớn tới xã hội.

M.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động