Từng bước nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề
Nâng cao chất lượng cơ sở dạy nghề của tổ chức công đoàn |
Theo Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề), công tác thí điểm kiểm định chất lượng dạy nghề bắt đầu từ năm 2012 nhưng phải đến năm 2014, Tổng cục Dạy nghề mới tiếp tục tiến hành thí điểm kiểm định đối với 25 chương trình đào tạo để hoàn thiện hệ thống tiêu chí kiểm định, quy trình kiểm định chất lượng (theo Quyết định 782/QĐ-LĐTBXH ngày 3/7/2014) về việc phê duyệt tiếp tục triển khai thí điểm năm 2014-2015.
Trong năm 2014-2015, Cục đã tập trung kiểm định đối với các trường trung cấp nghề (TCN) và cao đẳng nghề (CĐN) dựa trên đề nghị của các trường (cụ thể, năm 2014, lựa chọn 35 trường và năm 2015 chọn 21 trường tham gia kiểm định chất lượng dạy nghề). Tuy nhiên, thực tế công tác kiểm định chỉ thực hiện được một số trường, còn phần lớn không tiến hành kiểm định do một số lí do khách quan.
Từng bước nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề |
Sau khi tiến hành thẩm định, kết quả đánh giá của hội đồng thẩm định đã công nhận cho 19 trường đạt kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3 (trong đó 7 trường TCN và 12 trường CĐN), công nhận cho 7 trường đạt cấp độ 2 (1 trường TCN và 6 trường CĐN) và 3 trường đạt cấp độ 1 (2 trường TCN và 1 trường CĐN). Như vậy, chất lượng của nhiều trường nghề đạt thấp. PGS.TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng TCDN, cho biết, mặc dù công tác kiểm định chất lượng dạy nghề đã được đẩy mạnh, trở thành hoạt động thường xuyên với nhiều trường nhưng bước đầu vẫn còn gặp không ít khó khăn. Song qua đó cũng cho thấy, công tác này đóng góp không nhỏ nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề như việc xây dựng mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng, góp phần quản lý chất, giám sát nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đào tạo… từ đó mà tập trung đầu tư thành trường chất lượng cao.
Thừa nhận tầm quan trọng của công tác này, ông Phạm Hùng, Hiệu trưởng trường CĐ nghề Cơ giới Ninh Bình, cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng dạy nghề, nhà trường đã tiến hành công tác tự kiểm định chất lượng dạy nghề ngay từ rất sớm (năm 2009), nhờ đó có sự chuẩn hóa về chất lượng dạy nghề. Mặt khác, trường cũng đã thành lập phòng khảo thí và kiểm định chất lượng dạy nghề theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Theo Th.S Trần Ngọc Huân, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Nha Trang, để đảm bảo chất lượng dạy nghề cần đòi hỏi sự phối hợp nhiều yếu tố, phương pháp đánh giá khách quan…Trong đó kiểm định chất lượng dạy nghề là công cụ hỗ trợ hiệu quả, khách quan và khoa học.
PGS.TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng TCDN cho biết, mặc dù công tác kiểm định chất lượng dạy nghề đã được đẩy mạnh, trở thành hoạt động thường xuyên với nhiều trường nhưng bước đầu vẫn còn gặp không ít khó khăn. Song qua đó cũng cho thấy công tác này đóng góp không nhỏ nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề như việc: xây dựng mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng, góp phần quản lý chất, giám sát nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đào tạo… từ đó mà tập trung đầu tư thành trường chất lượng cao. |
Còn ông Trương Thúc Hiếu, Hiệu trưởng trường CĐ nghề Đà Lạt (đơn vị đã 4 lần thực hiện công tác kiểm định dạy nghề) cho rằng, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của cơ quan quản lý về hoạt động kiểm định và của các cơ sở dạy nghề, vẫn còn những vướng mắc cần hoàn thiện. Cụ thể, chưa có chính sách khuyến khích các trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng, do đó các trường chưa đánh giá cao công tác kiểm định chất lượng dạy nghề. Mặt khác, bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định còn dàn trải, một số tiêu chí chưa đánh giá phù hợp với thực tiễn...Một ví dụ cụ thể: Chỉ số đánh giá về chỗ ngồi thư viện, ký túc xá, bố trí xưởng thực hành…chưa phù hợp với thực tiễn.
Trước phản ánh, góp ý thẳng thắn của các trường, PGS.TS Cao Văn Sâm cũng nhấn mạnh: Trong quá trình thực hiện công tác kiểm định, lãnh đạo các trường cần thẳng thắn đóng góp, nhìn nhận đúng đắn các mặt thực hiện để tham mưu cho Tổng cục Dạy nghề kịp thời điều chỉnh những thiếu sót và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp nhằm đưa công tác kiểm đinh chất lượng dạy nghề thực sự đạt hiệu quả.
Được biết, mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng dạy nghề đến năm 2020 là thành lập 3 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ở 3 vùng, 100% các ngành nghề, các trường nghề chất lượng cao, được kiểm định chất lượng đào tạo…
Thái Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36