Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC:

Hiệu quả từ mô hình công ty mẹ - công ty con

Là doanh nghiệp chủ lực của TP Hà Nội trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, những năm qua, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (TCty UDIC) không ngừng phát huy năng lực, thế mạnh, nỗ lực xây dựng thương hiệu, uy tín, mở rộng quy mô ngành nghề và địa bàn. 
hieu qua tu mo hinh cong ty me cong ty con Công đoàn UDIC: Đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống người lao động
hieu qua tu mo hinh cong ty me cong ty con Sôi nổi hội khoẻ CNVCLĐ UDIC 2016

Bước “nhảy vọt” từ tái cơ cấu

Năm 2005 là năm đầu tiên Tcty UDIC chính thức thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Đây cũng là thời điểm có nhiều biến động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, rồi thiên tai, dịch bệnh ác liệt,…nên giá cả một số mặt hàng trong đó có vật tư, vật liệu quan trọng cho ngành xây dựng như xăng dầu, sắt thép, điện, khung giá đất tăng cao.

hieu qua tu mo hinh cong ty me cong ty con
Tổng công ty UDIC nhận giải 100 thương hiệu Việt bền vững lần thứ 2

Trong khi đó, công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, thị trường bất động sản lại đóng băng,.. thế nhưng, bằng quyết tâm và sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, đảng viên và người lao động, Tcty UDIC đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sản xuất - kinh doanh (SXKD) đề ra.

Sau 5 năm thí điểm, ngày 13/7/2010, UBND TP Hà Nội đã quyết định chuyển Tcty UDIC thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

hieu qua tu mo hinh cong ty me cong ty con

Việc chuyển đổi tạo thêm sự chủ động, linh hoạt cho Tổng công ty trong SXKD đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên sự bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, thực hiện cam kết WTO là Nhà nước thực hiện các quyền chủ sở hữu tương tự như các chủ doanh nghiệp hay cổ đông khác không phải Nhà nước.

Theo đó, năm 2012, Công ty mẹ UDIC đã tiến hành việc tái cơ cấu doanh nghiệp, sắp xếp lại các phòng ban, đơn vị theo hướng gọn nhẹ, chuyên nghiệp. Liên tục từ đó đến nay, Tcty UDIC luôn có sự điều chuyển nhân sự hợp lý, mạnh dạn đề bạt, bổ sung nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, có năng lực, trình độ, tâm huyết, thay thế các cán bộ yếu kém, tạo nên làn gió mới, có sự chuẩn bị vững chắc cho thế hệ kế cận.

Với những thành tích đã đạt được trong những năm qua, Tcty UDIC đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, các bộ ,ban ngành, Thành phố tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Chiến công hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Tổng Liên đoàn, TP Hà Nội,…

Bên cạnh đó là việc quan tâm điều chỉnh các nội quy, quy chế cho phù hợp với quy định chung và thực tiễn sản xuất kinh doanh từng giai đoạn.

Xác định nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng, trong 10 năm với mô hình công ty mẹ - công ty con, Tcty UDIC đã tạo điều kiện cho nhiều cán bộ chủ chốt nâng cao trình độ với việc hoàn thành các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ trong nước và quốc tế; tổ chức nhiều lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng như: Lớp CEO cho cán bộ quản lý; các lớp quản lý dự án, đấu thầu, chỉ huy trưởng công trường; nghiệp vụ kế toán, quản lý lao động tiền lương; thi nâng bậc thợ, nâng tay nghề; tham quan học hỏi những mô hình, công nghệ tiên tiến…

Phát huy tối đa nội lực

Với bước “nhảy vọt” từ tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình hoạt động và sự phát huy tối đa nội lực, đến nay, Tổng công ty UDIC đã có những sự bứt phá vươn lên, khẳng định thương hiệu với hàng loạt các dự án đầu tư tiêu biểu như: Khu đô thị Trung Yên, Yên Hòa, Nam Thăng Long, Hạ Đình, Nghĩa Đô…; các công trình hỗn hợp cao tầng tại Trung Yên Plaza, UDIC Complex, UDIC Riverside; khu nhà ở cao tầng và dịch vụ Cầu Tiên, G3-AB Yên Hòa…; mở rộng địa bàn đầu tư tại các tỉnh, thành phố trên cả nước như Phú Quốc (Kiên Giang), Hà Nam… tạo tiền đề cho việc mở rộng địa bàn hoạt động cho các ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty cũng như Công ty Mẹ.

Do đó, doanh thu của Tcty UDIC đã tăng theo cấp số nhân mỗi năm. Năm 2005, doanh thu là 2.026 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã tăng lên 7.121,9 tỉ đồng (trong đó, Công ty Mẹ doanh thu năm 2005 là 340 tỉ đồng, năm 2015 là 2.484 tỉ đồng, tăng trưởng bình quân 22,1%/năm).

Thu nhập bình quân năm 2005 là 1,5 triệu đồng/người/tháng đến năm 2015 đã đạt 5,9 triệu đồng/người/tháng, tăng trưởng bình quân 14,5%/năm (Công ty Mẹ tăng trưởng bình quân 12,3%/năm). Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bình quân 84,5%/năm. Diện tích nhà ở thực hiện bình quân từ 110.000 m2 đến 130.000 m2/năm. Nộp ngân sách Nhà nước tăng bình quân 38,8%/năm (Công ty Mẹ tăng trưởng bình quân 72,1%/năm).

Chia sẻ với LĐTĐ, ông Nguyễn Minh Quang - Tổng Giám đốc Tổng công ty UDIC, cho biết, đến thời điểm này có thể khẳng định, hoạt động của Tổng công ty UDIC theo mô hình công ty mẹ - công ty con đã phát huy hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường do thay đổi về bản chất mối quan hệ và phương thức điều hành giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết.

Công ty mẹ có điều kiện tập trung quan tâm đến việc tối đa hóa hiệu quả đầu tư phát triển, tích tụ, tập trung vốn và lợi nhuận; nghiên cứu đổi mới công nghệ, cơ cấu sản phẩm, phát triển thị trường, phát huy được lợi thế so sánh về vốn, thương hiệu và năng lực cạnh tranh.

“Sau hơn 11 năm hoạt động, thương hiệu của Tổng Công ty, nhất là Công ty mẹ đã được khẳng định tạo điều kiện cho các công ty con, công ty liên kết có thể sử dụng thương hiệu UDIC trong kinh doanh, phát huy hiệu quả tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống của người lao động.

Đó là một trong những nguyên nhân chính để nhiều doanh nghiệp bên ngoài tự nguyện trở thành công ty con, công ty liên kết, đưa con số 25 đơn vị khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2005 lên đến 43 đơn vị hiện nay.” - ông Quang khẳng định.

Thương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các chung cư có dấu hiệu tăng giá bất thường.
Nên mua vàng hay mua đất?

Nên mua vàng hay mua đất?

(LĐTĐ) Vàng và bất động sản đều là những lựa chọn đầu tư truyền thống, và trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì giá vàng và nhà chung cư tăng nóng từng ngày.
Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây khi câu chuyện bất động sản “phi mã” vẫn đang nóng từng ngày, thì câu chuyện chung cư “một mình một đường tăng giá” lại đáng chú ý hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, chuyện “thổi giá” là một phần khiến chung cư “phi mã”, nhưng phần lớn do khủng hoảng phân khúc khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng, nhưng dự án chung cư giá “bình dân” lại vắng bóng.
Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

(LĐTĐ) Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Người mua “choáng” vì giá nhà

Người mua “choáng” vì giá nhà

(LĐTĐ) “Đua” cùng giá vàng, sau Tết, bất động sản bất ngờ tăng “phi mã” khiến những ai đang có nhu cầu mua đều “choáng”. Nếu như năm ngoái, nhiều người còn chần chừ chưa quyết định mua chung cư, nhà đất gần nội thành, thì đến nay, chung cư vùng ven cũng chỉ là “giấc mơ” xa vời.
Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp; giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

(LĐTĐ) Sáng 5/3, dự thảo về Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng đã có sự điều chỉnh. Dự thảo mới đã lược bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ tại Điều 7.
Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

(LĐTĐ) Hiện, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, theo đề xuất mới của Bộ sẽ có 3 phương án để xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ.
Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện mới chỉ có một chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng.
Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

(LĐTĐ) Căn cứ các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2024, nhằm xác định các mục tiêu phát triển trong năm.
Xem thêm
Phiên bản di động