Hàng loạt đại gia BĐS bị “sờ gáy”: Hệ quả của việc “bóc ngắn, cắn dài”
Thị trường nhà đất: Đầu cơ, đầu tư "làm hại" người mua ở thực | |
Bảo lãnh bất động sản: Nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ | |
Siêu dự án dừng triển khai: Người mua nhà hoang mang |
Điển hình như Tổng công ty Vật liệu Xây dựng số 1 đầu tư vào dự án cao ốc Valta của Công ty Cơ khí Xây dựng Tân Định xây từ năm 2006 vẫn chưa hoàn thành. Tập đoàn Hoá chất (Vinachem) đầu tư dự án DAP Hải Phòng chậm tiến độ hơn 60 tháng. Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam cũng có dự án Đài Kiểm soát không lưu Cảng hàng không Liên Khương kéo dài thêm 2 năm, đồng thời dự án cơ sở làm việc của các đơn vị khu vực sân bay Gia Lâm kéo dài hơn 1 năm. Công ty mẹ - Tổng công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam đầu tư dự án khu đô thị mới Cầu Giấy phát sinh từ năm 2006 cũng chưa được triển khai thực hiện.
Kiểm toán Nhà nước xác nhận, do vốn chủ sở hữu thấp nên nhiều đơn vị hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, dẫn đến hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao. Trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng số 1 là 31,33 lần, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng khoáng sản miền Trung 3,26 lần; Tổng công ty 36 - Bộ Quốc phòng: Công ty mẹ 11,22 lần, Công ty TNHH MTV 36.55 là 15,62 lần; CIENCO 4 - Công ty cổ phần 482 là 7,8 lần, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 492 là 5 lần, Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 419 là 5,7 lần...
Dự án chung cư 87 Lĩnh Nam cũng bị chậm tiến độ khiến khách hàng bức xúc |
Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra, hầu hết các đơn vị phản ánh không đúng doanh thu, chi phí; một số đơn vị chưa tuân thủ đầy đủ quy định về đăng ký giá bán hàng hoặc chương trình khuyến mại với cơ quan quản lý Nhà nước.
Trao đổi về kết quả kiểm toán nói trên với LĐTĐ, chuyên gia kinh tế TS.Nguyễn Minh Phong cho rằng, đó là hệ quả của việc xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án không sát thực tế, đầu tư không đồng bộ, việc báo cáo khống, không công khai minh bạch về dự án; thể hiện sự “bóc ngắn, cắn dài”- một căn bệnh mãn tính của xây dựng Việt Nam. Vốn ít nhưng lại muốn làm lớn, thu lợi nhuận cao nên đành phải “ăn đong”, vừa làm vừa tìm kiếm nguồn vốn nên hệ số nợ phải trả ngày càng cao và có thể mất khả năng thanh toán nên tiến độ chậm hoặc bị dừng. Ông Phong cho rằng, để không rơi vào tình trạng nói trên cần phải rõ ràng nguồn vốn khi duyệt dự án, tránh tình trạng vừa làm, vừa tìm nguồn vốn. Cần phải xác định rõ trách nhiệm cá nhân để xảy ra tình trạng này và đặc biệt thông tin về dự án phải luôn được cập nhật, công khai.
Trao đổi về kết quả kiểm toán nói trên với LĐTĐ, chuyên gia kinh tế TS.Nguyễn Minh Phong cho rằng, đó là hệ quả của việc xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án không sát thực tế, đầu tư không đồng bộ, việc báo cáo khống, không công khai minh bạch về dự án; thể hiện sự “bóc ngắn, cắn dài”- một căn bệnh mãn tính của xây dựng Việt Nam. |
Còn luật sư Trần Trung Kiên (Công ty luật TNHH Kiên và Cộng sự) lại cho rằng, có nhiều yếu tố cộng hưởng để dẫn đến thực tế như đã nêu. Đầu tiên phải kể đến sự đóng băng của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến các dự án bất động sản. Đối với các dự án khác thì có thể xuất phát từ việc thu xếp nguồn vốn không đúng như kế hoạch hoặc nhà thầu không đủ năng lực thi công,... Còn ở góc độ pháp lý, cơ chế để kiểm soát việc đầu tư, thi công hiện nay đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc thực thi lại chưa được nghiêm túc nên nhiều khi, các đơn vị liên quan (chủ đầu tư, nhà thầu,..) đã “nhờn” với luật.
Không chỉ gây lãng phí nguồn vốn đầu tư, mới đây, không ít các “đại gia” BĐS, đơn vị ngành xây dựng cũng được Cục Thuế Hà Nội “chỉ mặt vạch tên” trên báo chí về con số nợ thuế khủng. Cụ thể như Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội nợ tiền thuê đất hơn 151 tỷ đồng; CTCP đầu tư xây dựng và phát triển nhà số 7 Hà Nội nợ hơn 79 tỷ đồng; TCT đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường VN (Viwaseen) nợ hơn 79,5 tỷ đồng; Công Ty Cổ Phần Sông Đà - Thăng Long nợ trên 370 tỷ đồng; Công ty cổ phần CAVICO xây dựng Cầu hầm nợ trên 80 tỷ đồng; Công ty Đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera - Chi nhánh Tổng Công ty Viglacera nợ gần 40 tỷ đồng; …
Phân tích về nguyên nhân dẫn đến “hình ảnh không sáng sủa” trong đầu tư xây dựng nói trên, ông Nguyễn Ngọc Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng, có 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất là do việc kiểm soát dòng vốn chưa tốt, nhất là kiểm soát dòng tiền mặt. Cho nên dù thực tế dự án vẫn cân bằng tài chính nhưng dòng tiền mặt không được đảm bảo dẫn đến tính thanh khoản kém, tạo nên sự mất cân bằng tài chính, do đó doanh nghiệp không thể thực hiện dự án hoặc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Thứ hai là do thị trường BĐS đóng băng, hàng tồn nhiều nhưng nhà đầu tư không chịu tái cơ cấu dự án cho phù hợp mà lại giữ nguyên hiện trạng, cố chờ thời cơ mà càng chờ càng không thấy nên dẫn tới tình trạng không thực hiện được dự án, hoặc dự án thực hiện nửa chừng rồi “đắp chiếu”. Thứ ba, các giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ đối với doanh nghiệp BĐS chưa được thực hiện một cách hiệu quả. “Nợ đọng của doanh nghiệp cần được chia sẻ bằng cách khoanh nợ thì doanh nghiệp BĐS mới có cơ hội, còn nếu không sẽ luẩn quẩn trong mớ nợ “nợ chồng nợ” không thoát ra được.”- ông Thành cho biết.
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Hơn 80 đại lý hùng mạnh quy tụ, CaraWorld tạo tiếng vang lớn trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Thị trường 20/11/2024 22:38
Văn phòng hạng A khu vực trung tâm hút khách thuê
Thị trường 18/11/2024 11:44
SpaceSpeakers, Hồ Ngọc Hà, Chipu cùng dàn sao đình đám sẽ khai phố mở hội tại SOHO FEST
Thị trường 13/11/2024 14:34
Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới
Thị trường 13/11/2024 12:37
Sắp ra mắt siêu đô thị trái tim CaraWorld tại Cam Ranh
Thị trường 11/11/2024 17:07
Khánh Hòa hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay Quốc tế sắp mở rộng và khánh thành?
Thị trường 02/11/2024 14:15
CaraWorld Career Day 2024 - cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản
Thị trường 26/10/2024 06:26
Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất thêm gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?
Thị trường 17/10/2024 16:41
Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay
Thị trường 16/10/2024 06:53
Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao
Thị trường 15/10/2024 06:14