Hãi hùng công nghệ “làm đẹp” thực phẩm
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Xử lý nhẹ, người tiêu dùng lo! | |
Nỗi sợ “sát thủ giấu mặt” từ cơm bình dân | |
Kinh hoàng giò chả |
Theo bà Lê Thục Lan - Trưởng phòng Thanh tra Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế, trên thị trường hiện nay, vẫn còn tồn tại một số loại hóa chất không có nguồn gốc xuất xứ dùng để ép chín thực phẩm, trái cây. Tuy nhiên, khác với nhiều năm trước, các loại hóa chất này giờ đã không còn được bày bán công khai ngoài thị trường nữa, chỉ có thể phát hiện được mẫu vật phẩm là tang vật ở trong những đường dây buôn bán, tập kết, thu gom với số lượng lớn. Gần đây nhất, thanh tra Bộ Y tế đã phát hiện được một kho chuối vẫn còn xanh nhựa đang được tập kết để chuẩn bị cho công đoạn làm chín ép ở một nhà dân ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, vì số lượng lớn và các đối tượng hết sức cảnh giác với các lực lượng chức năng nên dù đã tiếp cận kho hàng, nên để bắt quả tang cả một đường dây lại là một công việc không hề đơn giản. Hiện tại, Thanh tra Bộ Y tế đã bàn giao cho lực lượng công an để phối hợp đấu tranh, làm rõ vụ việc.
Thịt lợn dùng chất tặng trọng siêu nạc luôn bắt mắt người tiêu dùng |
Thực tế cho thấy, có rất nhiều loại hóa chất khác nhau có thể làm chín ép trái cây xanh non như: Chuối, đu đủ, mít, hồng xiêm… chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ bằng phương pháp tiêm hoặc nhỏ thuốc trực tiếp vào đầu cuống. Các loại hóa chất này thường có xuất xứ từ Trung Quốc và trong thành phần có chứa chất “Ethephon”.
Không chỉ sử dụng hóa chất ép trái cây chín sớm, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, các tiểu thương còn dùng hóa chất để “làm đẹp” và bảo quản hải sản. Cuối tháng 9 vừa qua, phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh (PC49) đã phát hiện một cơ sở kinh doanh hải sản trên địa bàn huyện Lộc Hà có hành vi sử dụng một loại thuốc cấm có xuất xứ từ Trung Quốc. Khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản tại Cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, Lộc Hà) do ông Nguyễn Thanh Trung (SN 1975, ở xã Thạch Kim) làm chủ thì phát hiện các nhân viên ở đây đang hòa một loại thuốc dạng ống vào nước để bảo quản sò biển. Qua khám xét, lực lượng PC49 thu giữ 1 hộp thuốc ống thủy tinh màu trắng, bên ngoài ghi chữ Trung Quốc. Được biết, đây là một loại thuốc kháng sinh dùng để kéo dài thời gian bảo quản hải sản có tên đầy đủ là Chloramphenicol đã được Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách cấm sử dụng tại Thông tư số 08 ngày 25/2/2014.
Anh Lưu Quang Trường chợ cá Cửa Lò, Nghệ An cho biết, vận chuyển hải sản đi các tỉnh xa, các tiểu thương phải rắc thêm đạm urê vào trong đá cây. Nhờ đó, 4-5 ngày sau, thậm chí cả tuần cá vẫn tươi. Tuy nhiên, anh Trường cho biết, so với việc ngâm hải sản bằng urê thì việc dùng thuốc tẩy Javen, thuốc Trung Quốc để ngâm hải sản còn nguy hiểm hơn về mức độ độc hại. Ví như mực, bạch tuộc lấy từ ghe lên... đen thui nhưng chỉ trong vòng 30 phút, dưới bàn tay của các tiểu thương bỗng trở nên trắng nõn, nhìn rất bắt mắt.
Mới đây, cùng với thông tin lợn sữa bị bệnh hoặc ôi thiu được chủ cơ sở hoặc người thu gom rưới một ít hóa chất bảo quản chuyển chuyển vào miền Nam chế biến thành lợn sữa quay thơm phức trên bàn nhậu thì Thanh tra Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã công bố thông tin phát hiện chất cấm mới dùng trong chăn nuôi đó là chất vàng ô.
Theo ông Phạm Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, vàng ô là hóa chất được sử dụng trong công nghệ nhuộm vải sợi và công nghiệp xây dựng để sản xuất ve sơn tường. Đây là chất không nằm trong danh mục sử dụng trong ngành chăn nuôi hay chế biến thực phẩm. Khi được sử dụng trong chăn nuôi gà, vịt chất này sẽ làm vàng thịt, vàng da, khiến thực phẩm có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn hơn. Nhưng nguy hiểm là chất vàng ô gần như không bị đào thải khỏi vật nuôi trong suốt quá trình nuôi dưỡng nên ăn phải sản phẩm này, sức khỏe của người tiêu dùng bị ảnh hưởng là điều không thể phủ nhận.
Như vậy, rõ ràng tác hại của việc dùng chất cấm hoặc dùng quá nồng độ chất cho phép trong việc bảo quản chế biến thực phẩm là điều ai cũng nhận thấy, nhất là đối với chủ cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và các tiểu thương phân phối. Thế nhưng vì lợi ích của bản thân nên họ đã đang tâm dùng hóa chất một cách vô tội vạ trong chế biến bảo quản thực phẩm. Việc ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng có thể không xảy ra ngay, nó đến từ từ bằng những bệnh tật phát sinh khó cứu chữa, nhất là bệnh ung thư, vô sinh,… Dư luận đặt câu hỏi, tại sao việc sử dụng chất cấm trong thực phẩm lại tồn tại một cách trắng trợn như vậy? Phải chăng việc kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng còn hạn chế, mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ nên vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn? Hơn nữa, còn có sự mẫu thuẫn trong các qui định của Bộ, ngành về quản lý chất cấm. Ví dụ các chất thuộc nhóm Beta-agonisl, Bộ Y tế cho nhập khẩu để điều trị bệnh, còn trong Thông tư 28, Bộ NN-PTNT quy định về danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thì chất này lại bị cấm, do đó chất này vẫn có trên thị trường và người ham lợi vẫn tìm mua. “Phải xử lý người mua, bán và sử dụng chất cấm thật nghiêm khắc thì mới tạo ra môi trường chăn nuôi lành mạnh và tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng”- một người tiêu dùng bức xúc nói.
Lê Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42