Hà Nội lên lộ trình cấm xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội đô
Cấm xe máy: Bao giờ thành hiện thực? | |
Hà Nội lên kế hoạch cấm xe máy từ năm 2025 |
Tại Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia cũng như các bộ, ngành trong đó dự kiến, ôtô cá nhân sẽ bị hạn chế hoạt động theo giờ, xe máy ngoại tỉnh theo lộ trình sẽ bị dừng hoạt động vào khu vực nội đô (vành đai 1) từ 7 giờ đến 19 giờ hàng ngày đồng thời hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ các ngày trong tuần.
Cơ sở hạ tầng giao thông không phát triển kịp với số lượng phương tiện giao thông tăng mạnh mẽ mỗi năm. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
Theo đề án này, lộ trình hạn chế xe máy ở thủ đô theo 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ năm 2020 sẽ hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ hai ngày cuối tuần, lễ, tết. Năm 2021 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội đô (vành đai 1) từ 7 giờ đến 19 giờ hàng ngày đồng thời hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ các ngày trong tuần.
Giai đoạn 2: Từ năm 2023 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh trong vành đai 2 đồng thời mở rộng hạn chế ra các tuyến phố cũ (phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt...).
Giai đoạn 3: Đến năm 2025 sẽ cấm xe máy một số địa điểm trong vành đai 3. Ôtô cá nhân sẽ bị hạn chế hoạt động theo giờ tại một số tuyến đường, khu vực. Ngoài ra, một số khu vực trung tâm cho phép ôtô cá nhân đi vào giờ cao điểm nhưng có thu phí.
Đề án cũng đưa ra một số biện pháp về quản lý hành chính như có cơ chế quản lý về niên hạn sử dụng và tiêu chuẩn khí thải của xe máy, thu hồi, buộc tiêu hủy đối với các phương tiện ôtô, xe máy quá niên hạn sử dụng và không đủ tiêu chuẩn về khí thải; kiểm soát việc gia tăng số lượng các loại hình vận tải hành khách, không khuyến khích phát triển xe taxi, xích lô, xe ôm...
Đặc biệt, quy định cụ thể về mức tăng số lượng phương tiện ôtô, xe máy hàng năm cho giai đoạn 2016-2020; 2021-2025….
Để giảm phương tiện cá nhân, Đề án cũng đề xuất một số giải pháp “đánh” vào túi tiền người dân như xây dựng khung giá dịch vụ trông giữ phương tiện cá nhân theo hướng tăng lũy tiến theo thời gian và theo khu vực cụ thể; đề xuất tăng lệ phí trước bạ đối với ô tô con đăng ký lần đầu; thu phí xe ôtô vào khu vực nội đô giờ cao điểm, lấy vành đai 2 là vành đai nghiên cứu để tổ chức thu phí khu trung tâm 4 quận nội thành.
Song song với hạn chế xe cá nhân, thành phố Hà Nội sẽ bố trí các điểm trung chuyển, điểm đỗ xe và các phương tiện công cộng nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân tiếp cận tốt nhất với hệ thống vận tải hành khách công cộng vào trung tâm thành phố.
Để có phương tiện đi lại cho người dân khi hạn chế ôtô, xe máy, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đặt lộ trình phát triển vận tải hành khách công cộng đến năm 2020, đầu tư mới 500-550 xe buýt mỗi năm (gồm cả mini buýt).
Đến năm 2020, lộ trình vận tải hành khách công cộng đặt mục tiêu đáp ứng 25% nhu cầu, vận tải cá nhân 75%, tương đương giảm khoảng 20.000 ôtô con/năm và 120.000 xe máy/năm. Đến năm 2025, mục tiêu tỷ lệ tương ứng vận tải công cộng đáp ứng 32% nhu cầu, vận tải cá nhân là 68%, tương đương giảm khoảng 30.000 ôtô con/năm và 180.000 xe máy/năm.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có hơn 5 triệu xe máy (tăng 7,6%/năm) và hơn 500.000 ôtô các loại (tăng 12,9% mỗi năm), trên 1 triệu xe đạp, hơn 10.000 xe đạp điện, chưa kể số lượng lớn các phương tiện ngoại tỉnh hoạt động. Trong khi đó, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của thành phố đạt ở mức bình quân 3,9%/năm.
Với tốc độ tăng tự nhiên phương tiện ôtô, xe máy mà không có biện pháp giảm thì đến năm 2020 Hà Nội sẽ có 938.000 ôtô, hơn 6,2 triệu xe máy; đến 2025 sẽ có 1,3 triệu ôtô, 7,3 triệu xe máy.
Như vậy, đến năm 2020, nếu toàn bộ phương tiện lưu hành với vận tốc 20km/giờ thì diện tích chiếm dụng vượt 502% (5 lần) diện tích mặt đường của thành phố. Tương tự đến năm 2025, sẽ vượt 690% (vượt 6,9 lần). Do đó, Hà Nội cần thiết phải có biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng diễn biến phức tạp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56