Giáo viên và những áp lực ngầm
Lấy vợ giáo viên... sướng lắm | |
Thăm hỏi giáo viên có hoàn cảnh khó khăn | |
Thi liên tục, giáo viên “bốc hỏa” |
Nhọc nhằn nghề “làm dâu trăm họ”
Liên tục tiếp nhận những thông tin không mấy tốt đẹp về việc giáo viên cư xử “quá đà” với học sinh thời gian gần đây, nhiều phụ huynh đã lập tức trang bị những thiết bị, kỹ năng...để bảo vệ con mình. Việc phụ huynh thường xuyên lột quần áo con để kiểm tra thân thể... không còn xa lạ. Từ những trang thiết bị lâu nay vốn được coi là vật dụng để trang bị cho nhà báo khi tác nghiệp điều tra như camera ghi hình, bút quay, máy ghi âm mini... thì giờ đây, nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền ra mua nhằm mục đích bảo vệ con.
Ngoài áp lực về công việc, giáo viên còn phải chịu nhiều áp lực về tinh thần. Ảnh chỉ mang tính minh họa |
Thừa nhận thực tế này, cô giáo Minh Hòa – giáo viên một trường mầm non tư thục (Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội) cho biết, giờ đây, giáo viên phải cẩn thận cả lời ăn tiếng nói đối với học sinh, không dám bông đùa vì sợ... bị ghi âm.
Cô giáo Nguyễn Mai Hương (trường tiểu học Thành Công B) là một trong 22 giáo viên được vinh danh “người tốt việc tốt” của ngành giáo dục thủ đô, chia sẻ, ngay cả việc nhỏ nhất như lấy kem đánh răng, xỏ tất... trước khi đi giày thì nhiều trẻ khi vào lớp 1 vẫn còn lúng túng. Tuy nhiên khi đề xuất với phụ huynh việc phối hợp với giáo viên hướng dẫn con đi tất, buộc dây giày đúng cách... cô Hương cũng không tránh khỏi thái độ phản ứng của một số phụ huynh khi cho rằng, chăm sóc trẻ nhỏ một cách toàn diện là việc của các “bảo mẫu”.
Còn cô Thanh Phương – giáo viên ở một trường THCS (quận Thanh Xuân) cho biết, không chỉ mình cô mà không ít giáo viên dị ứng với việc nhiều phụ huynh cho rằng con mình luôn luôn đúng nên nếu có vấn đề gì cần can thiệp sẽ... lên thẳng phòng hiệu trưởng để được giải đáp thắc mắc. “Giáo viên sẽ rất khó chịu với việc làm này, bởi họ cảm thấy không được tôn trọng. Giáo viên phải là người đầu tiên biết chuyện thay vì hiệu trưởng. Những phụ huynh này đáng tiếc lại thường là những người làm lãnh đạo, họ luôn nghĩ, giáo viên như nhân viên của mình nên mọi vấn đề chỉ có thể đạt được kết quả khi họ liên lạc với lãnh đạo của giáo viên đó”, cô Thanh Phương nói.
Làm việc thiện cũng bị nghi ngờ
Để vượt qua những áp lực không tên, nhiều giáo viên thừa nhận, họ không dám xem những thông tin, hình ảnh, clip... về sai sót của các đồng nghiệp trên các trang mạng. Bên lề sự kiện chào mừng ngày 20 – 11 vừa qua, đã có nhiều tâm sự của các thầy, cô giáo là đại điện các trường, các cấp học của thủ đô, giãi bày. Cô Ngọc Minh (THCS Nghĩa Tân) tâm sự: “Quả thật khi xem những thông tin không hay về nghề của mình, bất cứ ai trong chúng tôi cũng không khỏi đau lòng”.
Theo chuyên gia tâm lý giáo dục Nguyễn Tùng Lâm, nguyên nhân chính hiện nay đang “làm khó” giáo viên chính là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa thực sự ăn ý. Điều đó dẫn đến việc một số phụ huynh cho rằng con mình là đứa trẻ đặc biệt nên yêu cầu giáo viên phải có sự đối xử đặc biệt thì mới xứng tầm. “Việc con của bạn đặc biệt, nhưng bé cũng giống như những học sinh khác trong lớp. Bạn không thể yêu cầu với giáo viên rằng con không phải làm bài tập về nhà, hay không cần tuân thủ nội quy lớp học” – ông Lâm cho biết thêm. |
Không chỉ những giáo viên trẻ phản ứng “co mình” lại trước những áp lực của công việc mà ngay cả những thế hệ giáo viên lớn tuổi, những tình nguyện viên các cơ sở giáo dục cũng không tránh khỏi phiền lòng khi lòng tốt của mình bị nghi ngờ.
Có điều kiện đi thăm và tìm hiểu những cơ sở giáo dục đặc biệt (dành cho trẻ khuyết tật), bên cạnh những áp lực về sự tiến bộ của học sinh, những đơn vị này còn phải chịu những áp lực không tên khác, đó là sự nghi ngờ của một số người khi cho rằng: “Lợi dụng tổ chức khuyết tật để thu lợi từ nguồn tài trợ”.
Bà Nguyễn Kim Chung – trường THCS dạy trẻ câm điếc Nhân Chính (Hà Nội) cho biết, đây là một trong những cơ sở giáo dục dành cho trẻ khuyết tật gần như đầu tiên ở Hà Nội, được thành lập bởi một một vị bác sỹ giàu lòng nhân ái, bác sỹ Nguyễn Quý Hưng, với mong muốn tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật cũng được đến trường như bao học sinh khác. Trải qua 25 năm, nhà trường đã xây dựng những đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề. Rất nhiều cô giáo ngoài giờ dạy trên lớp còn tình nguyện kèm miễn phí cho học sinh tại nhà hoặc đến tận gia đình để động viên các em, phối hợp với gia đình để có phương pháp giáo dục phù hợp nhất. “Tất cả những nghĩa cử cao đẹp đó của các cô giáo trong trường đều xuất phát từ sự tự nguyện, lòng yêu nghề và tình yêu thương thực sự đối với các em học sinh... Nhưng đáng buồn thay, những người làm nghề đặc biệt như chúng tôi vẫn không tránh khỏi những nghi ngờ trục lợi...” – bà Chung cho biết.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36