Thi liên tục, giáo viên “bốc hỏa”
Nếu lương giáo viên quá thấp sẽ ảnh hưởng chất lượng giáo dục | |
Bồi dưỡng giáo viên kiểu… đối phó! |
Không có lợi thế về chất lượng giáo viên như các trường danh tiếng, một số trường tốp dưới than phiền về việc nhiều giáo viên có kinh nghiệm phải liên tục quay vòng để tham dự các kỳ thi cấp quận, cấp thành phố nhằm đảm bảo thành tích thi đua cho nhà trường.
Thi từ chuyên môn đến phong trào
Theo tìm hiểu của phóng viên, chỉ tính riêng các cuộc thi chuyên môn giáo viên giỏi, mỗi năm trung bình các thầy cô đã phải tham gia 3 môn bắt buộc và 1 môn chuyên đề. Trong đó, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hầu hết giáo viên phải tham gia với áp lực về tỉ lệ đạt yêu cầu gần như 100%. Ở đó, giáo viên phải trải qua ba vòng: Báo cáo đề tài (sáng kiến kinh nghiệm), bài thi năng lực trên máy tính và thực tế giảng dạy có sự tham gia dự giờ của các đồng nghiệp cũng như lãnh đạo (tùy theo từng cấp độ).
Nhiều giáo viên phải quay vòng qua các cuộc thi. Ảnh minh họa |
Việc đổi mới trong công tác soạn giáo án nhằm mục đích giúp giáo viên phát huy tính sáng tạo nhưng cũng từ đó phát sinh ra nhiều loại sổ sách để phục vụ cho giáo án như sổ tay chuyên môn, sổ hội đồng, sổ dự giờ, sổ thiết bị.... Không phủ nhận việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đem đến những ưu việt nổi trội như việc tra cứu thông tin tiện ích, nhanh gọn, tuy nhiên, công cụ hỗ trợ giáo dục này cũng gây không ít phiền toái. Cô Phạm Hảo (trường THCS Mỗ Lao – Hà Đông) than phiền: “Về đến nhà là ôm máy tính, mê máy tính hơn cả chồng con. Mang tiếng được nghỉ chủ nhật nhưng hầu như đều phải dành quỹ thời gian ít ỏi này tranh thủ chỉnh sửa giáo án theo kiểu mới để phục vụ cho việc đi thi...”. Trong khi đó, do áp lực từ việc thi cử mà không ít những tiêu chí nhằm phát huy tính sáng tạo cho giáo viên như sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp hữu ích phần lớn lại được copy trên mạng.
Còn theo chia sẻ của một giáo viên cấp 2 (Q. Thanh Xuân) thì qua vòng thi ở trường, những giáo viên đạt giải nhất, giải nhì...sẽ được lựa chọn để tham gia thi cấp quận, huyện, thành phố... Theo đó, việc chuẩn bị lại càng ráo riết hơn. Đối với nhiều trường còn tạo điều kiện cho giáo viên được lựa chọn tập trung ôn luyện nên phân công cho các giáo viên khác hỗ trợ dạy thay. Đối với các cuộc thi dành cho giáo viên chủ nhiệm, áp lực lại càng tăng lên bởi chỉ tính riêng việc lên kịch bản để chạy đua theo chủ đề, chủ điểm của từng tháng, chưa kể đến việc triển khai cũng khiến nhiều người mệt mỏi.
Không chỉ tham gia các cuộc thi chuyên môn mà các cuộc thi phong trào mỗi năm lại được bổ sung thêm một số nội dung cũng góp phần làm “dày” lên tổng số cuộc thi. Hàng loạt những cuộc thi mang tên: Giáo viên tài năng duyên dáng, thi làm đồ dùng dạy học tự tạo, dạy học liên môn... được ra đời cũng chiếm khá nhiều quỹ thời gian của các thầy cô giáo. Trong khi đó, không phải cuộc thi nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Ví như cuộc thi “làm đồ dùng dạy học tự tạo”, nhiều sản phẩm thiết bị dạy học được làm đối phó, mang tính chất trưng bày là chính bởi không ứng dụng được nhiều trong thực tiễn.
Giáo viên quay vòng để đi thi
Trên thực tế, giáo viên còn phải gián tiếp tham gia những cuộc thi dành cho học sinh dưới hình thức gà bài để đảm bảo chỉ tiêu thi đua của lớp. Điều này cũng được nhiều học sinh thừa nhận. Em Minh Đức (lớp 7 – THCS Đại Kim) kể, quá nhiều câu hỏi trong cuộc thi “an toàn giao thông”, chúng em không thể trả lời hết nên phải nhờ đến sự trợ giúp của các thầy, cô giáo. Còn các sản phẩm phục vụ cho cuộc thi “sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng” quả thật chúng em mải học nên nhiều sản phẩm cũng do bố mẹ hoặc thầy cô làm giúp. |
Một thực tế hiện nay, với những trường tốp trên, việc tham gia càng nhiều cuộc thi và giành giải sẽ góp phần làm tăng thêm danh tiếng cho trường. Trong khi đó, phần lớn các cuộc thi hiện nay đều là bắt buộc. Đây chính là nguyên nhân gây khó đối với các trường tốp dưới.
Khảo sát ở một số trường thuộc các quận, huyện ngoại thành như quận Hà Đông, huyện Thanh Trì...chúng tôi nhận thấy nhiều trường có quy mô vẫn còn khiêm tốn, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên còn hạn chế. Theo chia sẻ của bà Trịnh Thị Quang – hiệu trưởng trường THCS Kiến Hưng (Hà Đông), số lượng giáo viên của trường hiện nay chỉ là hơn 40 giáo viên nên số lần giáo viên phải quay vòng để tham gia các cuộc thi sẽ dày đặc hơn. “Hiện tại giáo viên dạy thanh nhạc, giáo viên dạy mỹ thuật...của trường mỗi môn chỉ có duy nhất một giáo viên nên việc “nhẵn mặt” tại các cuộc thi phong trào không phải là điều lạ.” – bà Quang cho biết.
Tương tự như trường THCS Kiến Hưng, ở một số trường khác như THCS Kim Giang (Q. Thanh Xuân), Mỗ Lão (Hà Đông)...thì hầu như không có nhiều sự lựa chọn về giáo viên để đi thi. “Có những cuộc thi chuyên môn, giáo viên có nhiều kinh nghiệm được cử đi thi liên tục qua các năm. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên trẻ nhận về trường lại chưa đủ tự tin và kinh nghiệm để thế chân nên không tránh khỏi việc một số người được coi là cánh chim đầu đàn bị quá tải” – đại diện lãnh đạo một trường THCS ở ngoại thành chia sẻ.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53