Giáo dục là quốc sách!

(LĐTĐ) - Hôm qua (5/9), ngày cả nước đưa trẻ đến trường, vì vậy có lẽ cái “đa chiều” của mình không thể không nói về không khí khai giảng năm học mới ở khắp nơi trên cả nước.
giao duc la quoc sach Thì cứ chờ xem!
giao duc la quoc sach À, ra vậy!
giao duc la quoc sach Quá phải ấy chứ bác!

- Đúng vậy bác ạ. Đến như mình đã qua thời cắp sách hàng chục năm rồi, mà vẫn thấy bồi hồi xúc động trước mỗi ngày khai giảng.

- Nhìn chung, các lễ khai giảng năm nay đều ngắn gọn và ý nghĩa, thổi được cái không khí vui tươi, phấn khởi vào mỗi học sinh trước năm học mới.

- Chương trình khai giảng đã được rút ngắn, không phô trương hình thức; tăng cường phần hội để các em thỏa sức giao lưu gắn kết với bạn bè và mái trường.

- Tớ nghĩ, đó là điểm sáng nhất trong lễ khai giảng. Tớ còn biết, trước kỳ khai giảng này, Giáo dục TP HCM còn chỉ đạo các trường không báo cáo thành tích tại lễ khai giảng. Đó cũng là điểm nhấn.

-Bên cạnh sự náo nức, trống rong cờ mở tại các điểm trường, cũng phải nói đến việc còn nhiều nơi, các em học sinh chưa có một buổi Lễ khai giảng trọn vẹn. Đó là các trường nằm trong vùng lũ lụt vừa qua.

-Mặc dù tất cả đã làm hết sức mình để khắc phục hậu quả của lũ lụt, giúp các trường tổ chức khai giảng đúng ngày, song vẫn còn rất nhiều khó khăn.

-Em được biết có hàng trăm em học sinh ở vùng lũ Thanh Hóa hôm nay đã phải dự khai giảng nhờ tại cơ sở trường khác vì trường mình không thể khắc phục kịp cho Lễ khai giảng.

-Lại nữa, nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa do đường sạt lở, không thể di chuyển bằng bất kể phương tiện gì, các thầy cô đã phải leo bộ, thậm chí phải bám gầu máy xúc qua điểm sạt lở để đến trường kịp Lễ khai giảng. Và nhiều, rất nhiều học sinh vùng cao phải vượt lũ dữ để đến trường dự khai giảng.

-Đúng là bên cạnh niềm vui ngày khai giảng, còn không ít những băn khoăn trăn trở. Có trường tưởng như không tổ chức khai giảng được do phụ huynh học sinh phản đối vì nhiều khoản thu quá cao đầu năm học của nhà trường.

-Đấy, cái khoản thu đầu năm học cũng nhiều điều đáng ngẫm lắm. Năm nào cũng xiết mà năm nào cũng vẫn xảy ra. Nó cũng khiến nhiều lễ khai giảng kém vui.

-Rồi chuyện thiếu sách giáo khoa, thí điểm cách đánh vần mới, quốc ngữ mới cũng chi phối đáng kể tới môi trường giáo dục.

-Nếu nói đến sự chi phối trong môi trường giáo dục, cũng phải kể đến việc số học sinh của một lớp quá đông. Nhất là lớp 1, theo quy định mỗi lớp không quá 35 học sinh, vậy mà có trường mỗi lớp có đến 60, thậm chí 70 học sinh.

-Đúng vậy bác ạ. Điều này khiến giáo viên lớp 1 kêu không thể đủ sức để kèm đọc viết cho từng học sinh; không đảm bảo được chương trình học tập.

-Và các cô giáo kêu gọi các phụ huynh hãy cho trẻ học chữ trước khi đi học phải không? Theo tớ, đây là một bất cập lớn cần tháo gỡ, bởi nhiệm vụ của nhà trường là dạy chữ cho học sinh, nếu các phụ huynh tự cho con mình đi học thì cần gì đến trường nữa. Đó là chưa kể việc học trước có rất nhiều ý kiến về tác hại của nó.

-Nhưng nếu không cho học trước, đến lớp cô không kèm được hết, chắc chắn có nhiều em hết lớp 1 mà chưa biết đọc. Mặt khác ai cũng lo cho con học trước, con mình đến lớp mà chưa biết gì thì thụt lùi lắm.

-Tớ vẫn nghĩ việc dạy chữ là của nhà trường, đùn đẩy cho phụ huynh là không ổn.

-Tất nhiên là không ổn rồi. Nếu đặt địa vị vào các cô giáo lớp 1, mới thấy với số lượng học sinh nhiều như thế, có căng hết sức cũng không kèm cặp hết được.

-Vậy tại sao lớp học lại đông?

-Bác hỏi cứ như ở cung trăng vậy. Dân số tăng cao mà trường lớp thì ít, ắt mỗi lớp phải đông…

-Thế sao trường ít, trong khi trung tâm thương mại thì quá nhiều. Tớ nghĩ có vấn đề trong quy hoạch.

-Bác nói đúng. Cũng có nhiều quỹ đất dành cho quy hoạch trường lớp đó, song vấn đề là đầu tư xây dựng như thế nào. Nhìn chung các nhà đầu tư không mặn mà với việc xây trường, thích xây chung cư, trung tâm thương mại hơn nên mới có chuyện thiếu trường.

-Thế tại sao lại như vậy. Giáo dục là quốc sách cơ mà.

-Nói toẹt ra thì cũng khó. Chỉ biết rằng, để có một môi trường giáo dục thực sự vì sự phát triển, thì phải giải quyết đồng bộ tất cả những gì mà em và bác vừa “đa chiều”.

-Được như vậy giáo dục mới là quốc sách.

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Nghệ An là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn tại Hàn Quốc (EPS), với số lượng hiện tại là 13.002 người.
Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng và Nam Bộ nói chung đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài; ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

(LĐTĐ) Vượt qua những khó khăn, thách thức của một năm đầy biến động, năm qua, Công đoàn Trường Mầm non Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) đã cho thấy sức bật đầy sáng tạo trong các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, xác định kết quả thi đua là kết quả thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, Công đoàn nhà trường đã nỗ lực triển khai mọi phong trào thi đua với nhiều linh hoạt, sáng tạo. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì lễ công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Tây Hồ.
Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

(LĐTĐ) Đến nay, 20 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp phường thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri. Với các căn cứ, cơ sở đưa ra cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, cơ bản cử tri tại các đơn vị đồng tình cao với chủ trương sắp xếp và đặt tên ĐVHC mới.

Tin khác

Luật hóa khu công nghiệp

Luật hóa khu công nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, đề xuất 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp và khu kinh tế trên phạm vi cả nước. Đây là lộ trình nhằm xây dựng luật riêng để thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hồi sinh những dòng sông

Hồi sinh những dòng sông

(LĐTĐ) Hà Nội vốn nổi tiếng với hệ thống ao, hồ dày đặc, và cũng “nên thơ” bởi những dòng sông. Ngoài sông Hồng (gọi hệ thống sông lớn), còn có các sông Nhuệ, Kim Ngưu, Tô Lịch... chảy uốn lượn quanh Thành phố.
Chuyện xây trường, mở lớp

Chuyện xây trường, mở lớp

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước sang những tháng hè, không khí bắt đầu nóng dần lên, song nếu so với không khí tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 hệ thống công lập vẫn chưa thấm vào đâu. “Nóng” tuyển sinh đầu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã kéo dài cả thập kỷ qua, xét cho cùng một phần cũng bởi quy mô dân số tăng quá nhanh, “tốc độ” xây mới trường chậm, thậm chí nhiều nơi không chuyển động.
Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023, Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những “tâm điểm”của truyền thông thế giới khi chứng kiến hàng loạt chuyến thăm cấp Nhà nước của nhiều nguyên thủ quốc gia; chính khách, tổ chức và lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đồng thời, năm 2023 cũng là năm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công du nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo một số quốc gia, dự nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Khơi nguồn lực đón vận hội mới

Khơi nguồn lực đón vận hội mới

(LĐTĐ) Xuân mới mang theo vận hội mới đến với đất nước Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tươi đẹp. Điều mà chúng ta quan tâm là khơi nguồn lực ra sao để đón vận hội mới, hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại…
Xem thêm
Phiên bản di động