Thì cứ chờ xem!
À, ra vậy! | |
Quá phải ấy chứ bác! | |
Quan trọng vẫn là con người! |
- Hôm nay chú lại thơ phú, nghe yêu đời vậy.
- Thì sắp đến ngày khai giảng năm học mới rồi, em cũng hồi tưởng lại cái thời đi học tí xíu ấy mà.
- Nhân sắp vào năm học mới, ta bàn chút về cái sự học chú nhỉ.
- Nhất trí với bác, nhưng em không có nhiều thời gian đâu, còn phải chạy kiếm bộ sách giáo khoa cho đứa cháu vào lớp 1.
- Đấy, tớ cũng định bàn về chuyện này đấy. Cái câu thơ của chú “Miệt mài sách vở dở từng chương” nghe rất thơ, nhưng tớ e rằng để có sách vở mà dở không phải dễ đâu.
- Đúng thế bác ơi, mấy hôm em chạy đôn chạy đáo mà chưa sắm đủ bộ sách lớp 1 cho thằng cháu đích tôn đây này. Không hiểu sao sách lại khan hiếm thế không biết.
-Chả cứ gì chú, nhiều phụ huynh và học sinh đang nháo nhào kia kìa. Mà hiểu sao gì nữa, thiếu ắt là do cung không đủ cầu.
-Tất nhiên là vậy rồi, nhưng vì sao lại cung không đủ cầu mới là điều đáng nói.
-Thế chú không nghe anh xuất bản Giáo dục giải thích à. Vì năm nay số học tăng vọt, nhất là lớp 1 vì lứa sinh năm 2012, năm nay vào lớp 1, là năm đẹp nên trẻ tăng đột biến.
-Chuyện khan hiếm sách giáo khoa, nhất là sách cho những lớp đầu cấp chẳng phải năm nay mới có, mà đã là chuyện của nhiều năm nay. Vậy tại sao nó vẫn xảy ra? Thời cơ chế thị trường, không thể nói là số sách có hạn phải vài em dùng chung một bộ như cái thời bao cấp.
-Đúng là như thế. In càng nhiều lãi càng lớn, tại sao không in. Cũng không thể nói nguồn giấy khan hiếm, vì bao nhiêu ấn phẩm vô bổ vẫn ngồn ngộn phô trên giấy tốt.
-Hay tạo khan hiếm, để tạo điều kiện cho sách “chợ đen” hoành hành?
-Cũng chả phải, vì nhiều người phản ánh tìm mua “chợ đen” cũng không có.
-Vậy vì sao. Chả nhẽ đành cho học sinh học chay?
-Theo tớ, lỗi thiếu sách giáo khoa chả thể đổ cho ai được, ngoài lỗi của anh Nhà xuất bản Giáo dục. Không thể nói sách thiếu do số học sinh tăng đột biến được.
-Thì số học sinh tăng nên sách thiếu, logic quá mà bác.
-Tại sao anh xuất bản không nắm được số lượng học sinh đầu cấp? Đó là vấn đề then chốt. Tớ nghĩ không nắm được thể hiện cách làm việc thiếu trách nhiệm và tính khoa học.
-Bác buộc tội anh xuất bản thế kể cũng hơi nặng. In nhiều rồi sách ế thì lấy đâu tiền bù lỗ.
-Sao lại ế được. Theo tớ, nếu trước mỗi năm học, anh xuất bản có cái điều tra thị trường (nhất là số trẻ sẽ vào lớp 1) để in thì đâu có chuyện thiếu, thừa.
-Thế thì công phu lắm bác ơi!
-Chết ở chỗ công phu đó. Nếu không muốn công phu thì chuyện sách thiếu, thừa chả bao giờ giải quyết được.
-Bác nói đúng. Nhân nói đến chuyện sách giáo khoa, em hỏi bác, tại sao học sinh bây giờ cứ phải học sách mới nhỉ. Mà chả cứ nhà có điều kiện, các nhà nghèo cũng cứ là phải sách mới. Trước kia các em dùng lại sách của anh, chị vẫn tốt mà.
-Thì chương trình thay đổi liên tục, nội dung, phương pháp học và dạy thế nào thì phải dùng sách đó chứ sao.
-Các môn xã hội em thấy nếu có thay thì còn có lý, chứ mấy môn tự nhiên, định luật là bất di bất dịch, sao vẫn phải sách mới.
-Có ý kiến cho rằng, thay đổi chút đỉnh để học sinh phải mua sách mới, như thế mới bán được sách.
-Nghĩa là muốn bán sách, vậy tại sao lại không có sách để bán?
-Tớ nghĩ, câu hỏi của chú từ nẫy mình đã phân tích rồi, chả cẩn nói thêm tùy chú hiểu.
-À, còn chuyện này nữa. Ta đang bàn chuyện thiếu sách giáo khoa, thế tại sao lại có chuyện nhiều phụ huynh học sinh lớp 1 của một trường tiểu học ở ngoại thành Hà Nội, phản ánh phải mua sách và đồ dùng học tập với giá cao dù không có nhu cầu?
-Lại là một mâu thuẫn nữa trong chuyện thiếu, thừa sách. Để trả lời câu hỏi này, có lẽ không đơn giản, cần một cuộc đại phẫu về độc quyền sách giáo khoa. Vấn đề này quá to tát, tớ nghĩ mình không đủ sức bàn đâu.
-Đành thế vậy. Còn ít hôm nữa là các trường trong cả nước sẽ tổ chức Lễ khai giảng năm học mới. Ngoài chuyện sách giáo khoa, việc tổ chức Lễ khai giảng như thế nào để vừa ý nghĩa, vừa giản đơn rất đáng quan tâm.
-Nhiều năm nay, Lễ khai giảng của nhiều trường đã có những đổi mới tích cực, tuy nhiên tại nhiều trường nội dung buổi lễ cũng còn nhiều rườn rà không cần thiết.
-Thậm chí có trường còn tổ chức các nhóm nhẩy rất “thiếu vải” gây phản cảm đã được nhắc nhở.
-Thế nên tớ rất đồng tình với Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM yêu cầu các trường không báo cáo thành tích tại Lễ khai giảng.
-Em biết chuyện này, một chủ trương rất hay.Theo yêu cầu của Sở, buổi lễ phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trên tinh thần ngắn gọn, súc tích, tiết kiệm, nêu bật được phương hướng phấn đấu của nhà trường trong năm học mới.
-Đối với phần hội sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian vui tươi, sinh động, lành mạnh. Riêng với ngày hội đưa trẻ mầm non đến trường, các trường phải tổ chức chu đáo, nội dung sinh động, nhằm tạo ấn tượng tốt cho trẻ để ngày khai trường là một ngày trọng đại, thiêng liêng với tất cả học sinh, nhất là những học sinh lần đầu đến trường.
-Một cái chỉ đạo rất kịp thời vì cái bệnh thành tích phô trương, chơi trội hình như đã thấm ở nhiều trường. Tuy nhiên chỉ đạo là một chuyện, chuyện bên kia là có thực hiện đúng không mới đáng biểu dương.
-Thì cứ chờ xem!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49