Giảm sức ép taxi ngoại tỉnh hoạt động tại Hà Nội
Bắt nhóm chặn taxi cướp tài sản | |
Taxi Uber sang trọng, tiện ích, giá rẻ! |
Theo số liệu của Sở GTVT Hà Nội, tính đến trung tuần tháng 7.2016, đã có gần 7.600 xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi thuộc các đơn vị kinh doanh vận tải của Hà Nội xin chuyển đi cấp phù hiệu ở các địa phương khác. Tuy nhiên, qua rà soát, phần lớn các phương tiện này được đưa về hoạt động thường xuyên trên địa bàn Hà Nội (khoảng 3.000 xe).
Nhiều xe taxi mang BKS 29-30 của Hà Nội nhưng phù hiệu taxi lại do tỉnh khác cấp. |
Khảo sát một vòng quanh khu vực các bệnh viện Bạch Mai, Việt - Đức, Xanh Pôn, có thể thấy rõ một số hãng taxi như Thắng Lợi, Thanh Nhàn (Hưng Yên cấp phép), taxi Sông Hồng, Sao Thủ đô (Bắc Ninh cấp phép), taxi Yên Bình (Thái Nguyên cấp phép)… có nhiều hãng xe vẫn đang hoạt động gần như 100% tại Hà Nội.
Về chế tài quản lý, theo các cơ quan chức năng, nếu căn cứ vào Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10. 9.2014 của Chính phủ và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT thì không có qui định cụ thể phạm vi hoạt động của xe taxi. Chính vì vậy, các DN vận tải đã lợi dụng kẽ hở này ồ ạt đưa xe taxi ngoại tỉnh cấp phép về Hà Nội hoạt động như những chiếc xe “taxi dù”. Thực trạng này đang gây sức ép giao thông rất lớn cho Thủ đô Hà Nội, nhất là khi Thành phố đang nỗ lực tìm mọi cách để giảm ùn tắc giao thông, hướng tới hạn chế phương tiện giao thông cá nhân vào năm 2025. |
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Đoàn – Trưởng phòng Quản lý Vận tải (Sở GTVT tỉnh Hưng Yên) cho biết, tính đến ngày 19.7, Sở này đã cấp phù hiệu cho 518 xe taxi có BKS Hà Nội của 7 hãng taxi gồm: Green, Minh Sáng, Thành Lợi, Thanh Nhàn, Hà Nội Sao, Quốc Tuấn, Việt Nam Taxi.
Cũng theo ông Đoàn, có thời điểm kiểm tra đã phát hiện 407 xe taxi được Sở GTVT tỉnh Hưng Yên cấp phù hiệu, nhưng hầu như chỉ hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra thực tế thì trụ sở chi nhánh, văn phòng tại Hưng Yên không có nhân viên, người điều hành, gọi điện theo số máy niêm yết của hãng, nhưng không có người trả lời hoặc không có xe phục vụ.
Cũng tương tự như tại Hưng Yên, số xe có BKS Hà Nội được Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh cấp phù hiệu taxi là khoảng hơn 500 xe và đa phần cũng hoạt động tại Hà Nội.
Thực trạng này diễn ra đã từ lâu, tuy nhiên do không có chế tài xử phạt, nên các xe taxi ngoại tỉnh, nhưng mang biển “29 - 30” vẫn ngang nhiên hoạt động tại Hà Nội.
Ông Hoàng Văn Mạnh - Phó chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho hay: Sở dĩ các xe taxi tỉnh khác vẫn hoạt động được trên địa bàn Thủ đô do không chịu sự quản lý của cơ quan nào, nên những lái xe này thường lợi dụng tăng giá cước, bắt chẹt hành khách.
Điển hình như vụ taxi Bắc Á mang phù hiệu tỉnh Vĩnh Phúc đã lăng mạ khách sau khi họ sử dụng dịch vụ, hay taxi Sông Hồng có phù hiệu tỉnh Bắc Ninh hành hung khách Hàn Quốc…
Về chế tài quản lý, theo các cơ quan chức năng, nếu căn cứ vào Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10. 9.2014 của Chính phủ và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT thì không có quy định cụ thể phạm vi hoạt động của xe taxi.
Chính vì vậy, các DN vận tải đã lợi dụng kẽ hở này ồ ạt đưa xe taxi ngoại tỉnh cấp phép về Hà Nội hoạt động như những chiếc xe “taxi dù”. Thực trạng này đang gây sức ép giao thông rất lớn cho Thủ đô Hà Nội, nhất là khi Thành phố đang nỗ lực tìm mọi cách để giảm ùn tắc giao thông, hướng tới hạn chế phương tiện giao thông cá nhân vào năm 2025.
Liên quan đến những vấn đề này, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, những tồn tại trên được nhìn rõ và đã có điều chỉnh trong đề xuất dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Đơn cử như quy định về xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 12 năm thay vì hiện đang quy định niên hạn sử dụng không quá 8 năm tại đô thị loại đặc biệt và không quá 12 năm tại các địa phương khác. Tuy nhiên, dự thảo nghị định cũng vẫn chưa đề cập đến tình trạng xe taxi ngoại tỉnh hoạt đông trong địa bàn…
Việc cấm triệt để các xe taxi ngoại tỉnh là không thực tế và cũng không khả thi, tuy nhiên việc một chiếc xe taxi biển Hà Nội, không đăng ký ở Hà Nội mà lại đăng ký hoạt động tại địa phương khác cũng là việc đáng suy ngẫm.
Nên chăng, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu những quy định mới trong việc cấp phù hiệu taxi để tránh tình trạng lộn xộn, thiếu quản lý như hiện nay.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34