Giảm sức ép taxi ngoại tỉnh hoạt động tại Hà Nội

11:12 | 26/07/2016
Thực hiện Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, thời gian qua TP.Hà Nội đã tiến hành rà soát, chấn chỉnh các doanh nghiệp (DN) taxi hoạt động không hiệu quả, không đủ số lượng xe theo như quy đinh. Tuy nhiên, để đối phó với chủ trương này, nhiều DN đã bày thêm nhiều “chiêu trò” hòng lách luật để vẫn tiếp tục hoạt động.
giam suc ep taxi ngoai tinh hoat dong tai ha noi van la khoang trong che tai Bắt nhóm chặn taxi cướp tài sản
giam suc ep taxi ngoai tinh hoat dong tai ha noi van la khoang trong che tai Taxi Uber sang trọng, tiện ích, giá rẻ!

Theo số liệu của Sở GTVT Hà Nội, tính đến trung tuần tháng 7.2016, đã có gần 7.600 xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi thuộc các đơn vị kinh doanh vận tải của Hà Nội xin chuyển đi cấp phù hiệu ở các địa phương khác. Tuy nhiên, qua rà soát, phần lớn các phương tiện này được đưa về hoạt động thường xuyên trên địa bàn Hà Nội (khoảng 3.000 xe).

giam suc ep taxi ngoai tinh hoat dong tai ha noi van la khoang trong che tai
Nhiều xe taxi mang BKS 29-30 của Hà Nội nhưng phù hiệu taxi lại do tỉnh khác cấp.

Khảo sát một vòng quanh khu vực các bệnh viện Bạch Mai, Việt - Đức, Xanh Pôn, có thể thấy rõ một số hãng taxi như Thắng Lợi, Thanh Nhàn (Hưng Yên cấp phép), taxi Sông Hồng, Sao Thủ đô (Bắc Ninh cấp phép), taxi Yên Bình (Thái Nguyên cấp phép)… có nhiều hãng xe vẫn đang hoạt động gần như 100% tại Hà Nội.

Về chế tài quản lý, theo các cơ quan chức năng, nếu căn cứ vào Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10. 9.2014 của Chính phủ và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT thì không có qui định cụ thể phạm vi hoạt động của xe taxi.

Chính vì vậy, các DN vận tải đã lợi dụng kẽ hở này ồ ạt đưa xe taxi ngoại tỉnh cấp phép về Hà Nội hoạt động như những chiếc xe “taxi dù”.

Thực trạng này đang gây sức ép giao thông rất lớn cho Thủ đô Hà Nội, nhất là khi Thành phố đang nỗ lực tìm mọi cách để giảm ùn tắc giao thông, hướng tới hạn chế phương tiện giao thông cá nhân vào năm 2025.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Đoàn – Trưởng phòng Quản lý Vận tải (Sở GTVT tỉnh Hưng Yên) cho biết, tính đến ngày 19.7, Sở này đã cấp phù hiệu cho 518 xe taxi có BKS Hà Nội của 7 hãng taxi gồm: Green, Minh Sáng, Thành Lợi, Thanh Nhàn, Hà Nội Sao, Quốc Tuấn, Việt Nam Taxi.

Cũng theo ông Đoàn, có thời điểm kiểm tra đã phát hiện 407 xe taxi được Sở GTVT tỉnh Hưng Yên cấp phù hiệu, nhưng hầu như chỉ hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra thực tế thì trụ sở chi nhánh, văn phòng tại Hưng Yên không có nhân viên, người điều hành, gọi điện theo số máy niêm yết của hãng, nhưng không có người trả lời hoặc không có xe phục vụ.

Cũng tương tự như tại Hưng Yên, số xe có BKS Hà Nội được Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh cấp phù hiệu taxi là khoảng hơn 500 xe và đa phần cũng hoạt động tại Hà Nội.

Thực trạng này diễn ra đã từ lâu, tuy nhiên do không có chế tài xử phạt, nên các xe taxi ngoại tỉnh, nhưng mang biển “29 - 30” vẫn ngang nhiên hoạt động tại Hà Nội.

Ông Hoàng Văn Mạnh - Phó chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho hay: Sở dĩ các xe taxi tỉnh khác vẫn hoạt động được trên địa bàn Thủ đô do không chịu sự quản lý của cơ quan nào, nên những lái xe này thường lợi dụng tăng giá cước, bắt chẹt hành khách.

Điển hình như vụ taxi Bắc Á mang phù hiệu tỉnh Vĩnh Phúc đã lăng mạ khách sau khi họ sử dụng dịch vụ, hay taxi Sông Hồng có phù hiệu tỉnh Bắc Ninh hành hung khách Hàn Quốc…

Về chế tài quản lý, theo các cơ quan chức năng, nếu căn cứ vào Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10. 9.2014 của Chính phủ và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT thì không có quy định cụ thể phạm vi hoạt động của xe taxi.

Chính vì vậy, các DN vận tải đã lợi dụng kẽ hở này ồ ạt đưa xe taxi ngoại tỉnh cấp phép về Hà Nội hoạt động như những chiếc xe “taxi dù”. Thực trạng này đang gây sức ép giao thông rất lớn cho Thủ đô Hà Nội, nhất là khi Thành phố đang nỗ lực tìm mọi cách để giảm ùn tắc giao thông, hướng tới hạn chế phương tiện giao thông cá nhân vào năm 2025.

Liên quan đến những vấn đề này, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, những tồn tại trên được nhìn rõ và đã có điều chỉnh trong đề xuất dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Đơn cử như quy định về xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 12 năm thay vì hiện đang quy định niên hạn sử dụng không quá 8 năm tại đô thị loại đặc biệt và không quá 12 năm tại các địa phương khác. Tuy nhiên, dự thảo nghị định cũng vẫn chưa đề cập đến tình trạng xe taxi ngoại tỉnh hoạt đông trong địa bàn…

Việc cấm triệt để các xe taxi ngoại tỉnh là không thực tế và cũng không khả thi, tuy nhiên việc một chiếc xe taxi biển Hà Nội, không đăng ký ở Hà Nội mà lại đăng ký hoạt động tại địa phương khác cũng là việc đáng suy ngẫm.

Nên chăng, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu những quy định mới trong việc cấp phù hiệu taxi để tránh tình trạng lộn xộn, thiếu quản lý như hiện nay.

Tuấn Dũng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này