Ghé làng nghề thổi thủy tinh

(LĐTĐ) Từ nhiều đời nay, xã Thống Nhất huyện Thường Tín, Hà Nội được biết đến là làng nghề thổi thủy tinh truyền thống. Chỉ cần những công cụ thô sơ như đèn thổi, bình khí gas, người dân ở đây đã sản xuất ra nhiều sán phẩm từ thủy tinh như bóng đèn, chai lọ hay các vât dụng, đồ trang trí. Trải qua nhiều thế hệ, đến nay mặc dù đã có những thay đổi đáng kể về phương tiện máy móc dùng cho sản xuất, nhưng một số gia đình vẫn còn giữ cách làm thủy tinh truyền thống.
ghe lang nghe thoi thuy tinh Làng nghề du lịch Hà Nội chuẩn bị “vào tết”
ghe lang nghe thoi thuy tinh Làng nghề Nhật Tân tất bật chăm đào chờ Tết Canh Tý

Khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, người dân xã Thống Nhất hầu hết đều sống nhờ nghề thổi thủy tinh. Vào thời kỳ thịnh vượng nhất của làng nghề, nhà nào cũng liên tục đỏ lửa. Đây là một trong số ít những làng nghề có uy tín bởi sản phẩm đa dạng và chất lượng được đảm bảo, giá thành lại phải chăng. Ngày nào cũng diễn ra cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp không kể bất cứ mùa nào trong năm. Có những thời điểm, hàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản lượng, thương lái thường phải đặt hàng trước hàng tháng mới có. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao, sản phẩm “thủy tinh Thống Nhất” trở thành thương hiệu chất lượng, uy tín được nhiều nơi biết đến và sử dụng.

Để làm ra một sản phẩm thủy tinh, cần trải qua nhiều công đoạn, từ việc chọn nguyên liệu, các mảnh thủy tinh phải đảm bảo không bám bẩn và được phân loại theo màu xanh, trắng khác nhau. Sau đó, các mảnh thủy tinh vụn hoặc cũ hỏng được tái chế lại bằng cách cho vào lò và nung cho nóng chảy. Tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm mà quy trình sản xuất có thể khác nhau như thổi, ép, kéo, cuốn… Tuy nhiên, phương pháp gia công truyền thống phổ biến nhất đã được áp dụng qua nhiều đời vẫn là phương pháp thổi.

ghe lang nghe thoi thuy tinh
Ông Hồ Văn Gừng vẫn giữ nghề thổi thủy tinh truyền thống (Ảnh: M.Tiến)

Một cái ống sắt được sử dụng làm công cụ để quết thủy tinh nóng chảy vào đầu, sau đó dùng chính hơi thở của người thợ để thổi. Bằng cách này, thủy tinh ở đầu kia chảy nở phình ra như cái bong bóng xà phòng. Quá trình tạo hình cho sản phẩm được áp dụng trong lúc thổi, mỗi sản phẩm khác về chủng loại cũng có độ dày khác nhau. Người ta phải tính toán đến thói quen sử dụng để tạo hình sản phẩm và chế tạo để có độ dày, độ bền phù hợp và phải đảm bảo được giá thành sản phẩm sao cho hợp lý nhất. Người làm nghề cho biết, trong các bước tạo hình thủy tinh, kỹ thuật thổi là quan trọng nhất. Người thợ phải điều tiết hơi thở sao cho nhịp nhàng, phù hợp với từng loại sản phẩm. Vì vậy, ngoài sức khỏe, những người thợ lành nghề còn phải khéo léo trong thủ thuật giữ hơi thở, để thổi vừa vặn với hình dạng mà khách hàng yêu cầu.

Từng có hơn 40 năm làm nghề thổi thủy tinh tại làng Giáp Long (xã Thống Nhất), ông Hồ Văn Gừng chia sẻ: “Khi hơ thủy tinh trên ngọn đèn, người thợ phải đưa tay cho thủy tinh chín đều, quan sát bằng mắt thường, ước lượng được độ chín của thủy tinh để bắt đầu thổi, có những sản phẩm chỉ thổi vài lần, có sản phẩm cần phải nhiều lần hơ và thổi như thế mới hoàn thiện. Lúc này thao tác phải nhanh và liên tục, không được ngơi nghỉ, bởi thủy tinh ra khỏi lửa rất nhanh nguội, nếu dừng lại sẽ bị méo mó ngay tức thì. Lúc đầu mới làm nghề, mắt cứ phải liên tục nhìn vào ngọn đèn đang cháy hơn 1 nghìn độ C nên rất nhanh mỏi mắt và đôi khi không cảm nhận được màu sắc của thủy tinh để thổi. Phải mất một thời gian dài để quen với việc điều tiết mắt, đến bây giờ chỉ cần ước lượng thời gian và nhìn qua là có thể biết được nhiệt độ phù hợp”.

Mỗi hộ sản xuất thủy tinh đều giữ cho mình những bí quyết riêng trong công đoạn ủ sản phẩm. Từng sản phẩm sẽ được ủ với thời gian và nhiệt độ khác nhau, yếu tố này quyết định độ trong suốt cũng như độ bền của sản phẩm. Với những mẫu mã yêu cầu nhiều về số lượng, thành phẩm phải đạt tỉ lệ chính xác, đồng đều.

Với tốc độ phát triển “chóng mặt” của công nghệ sản xuất và nhu cầu của thị trường, nghề thổi thủy tinh truyền thống của người dân xã Thống Nhất cũng dần mai một theo thời gian. Đến nay, số lượng những hộ còn đang giữ nghề tại xã không còn nhiều, nhiều gia đình đứng trước nỗi lo thất truyền do không có người kế nghiệp.

Vào thời kỳ thịnh vượng nhất của làng nghề, nhà nào cũng liên tục đỏ lửa. Đây là một trong số ít những làng nghề có uy tín bởi sản phẩm đa dạng và chất lượng được đảm bảo, giá thành lại phải chăng. Ngày nào cũng diễn ra cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp không kể bất cứ mùa nào trong năm.

Có những thời điểm, hàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản lượng, thương lái thường phải đặt hàng trước hàng tháng mới có. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao, sản phẩm “thủy tinh Thống Nhất” trở thành thương hiệu chất lượng, uy tín được nhiều nơi biết đến và sử dụng.

Một trong số ít người còn giữ nghề thổi bóng đèn dầu, ông Gừng cho biết, “Từ ngày có điện thì bóng đèn dầu tiêu thụ không mạnh như trước, ông vẫn duy trì sản xuất nhưng chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng đèn dầu để thờ cúng, sản lượng không nhiều, các sản phẩm cũng không còn đa dạng như trước. Nhiều sản phẩm cần độ chính xác cao thì không thể làm thủ công, nếu nhập máy móc thì không thể làm nhỏ lẻ. Phần nữa bởi nghề này rất vất vả, lấy công làm lãi nên thu nhập không cao. Về sau này, sản phẩm của địa phương bán ra không nhiều như trước khiến nhiều gia đình từ bỏ, làm nghề khác với thu nhập cao hơn”. Gia đình ông hiện tại cũng chỉ làm một số lượng nhỏ đồ dùng sinh hoạt theo đơn đặt hàng, hoặc tái chế đồ dùng thủy tinh từ bóng đèn tuýp cũ hỏng đã bỏ đi.

Anh Lê Xuân Tiến (41 tuổi) với hơn 20 năm kinh nghiệm làm nghề cho biết: “Muốn làm nghề này, bản thân người thợ cần có sức khỏe và sức bền chịu đựng. Mùa đông thì còn đỡ chứ mùa hè thì lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi vì ngồi cạnh ngọn lửa nóng hàng nghìn độ, mặt nóng rát và đỏ bừng vì lúc nào cũng phải phồng má lên để thổi, nếu người thợ không yêu nghề thì rất khó để giữ được nghề”.

Đến nay, làng Giáp Long chỉ còn vợ chồng ông Gừng, gia đình anh Tiến và một vài hộ khác vẫn còn giữ cách làm truyền thống của ông cha để lại. Với ông Gừng, nghề thổi thủy tinh từng đem lại cho ông bà nguồn thu nhập ổn định, nuôi được các con cái học hành. Mặc dù hiện tại, thu nhập từ nghề mang lại không nhiều nhưng cũng đủ sinh hoạt để không phải nhờ cậy vào các con. Giữ nghề này cũng giống như giữ lại một kỷ niệm của ông bà từ thời mới cưới nhau, một phần cũng vì muốn bảo tồn truyền thống của gia đình.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 79 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng vinh dự có 534 đồng chí được trao tặng Huy hiệu Đảng, trong đó 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, 8 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2024 thì quy định nhà đầu tư phải có toàn bộ hoặc một phần đất ở mới được chấp thuận nhà đầu tư, không thông qua đấu giá, đấu thầu. Như vậy, các dự án nhà ở thương mại không có đất ở vẫn phải tiếp tục “chờ”.
Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp Quốc khánh 2/9, lãnh đạo quận Thanh Xuân đã đến thăm, tặng quà một số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Tháng 9 yêu thương

Tháng 9 yêu thương

(LĐTĐ) Tháng 9 yêu thương, thời khắc khi Hà Nội đắm chìm trong vẻ đẹp mùa thu, là chứng nhân cho tình yêu chân thành và nhớ nhung giữa chàng trai và cô gái.
Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quy định, từ 1/1/2025, khách hàng chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán điện tử khi tài khoản đã đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện.
Giáo viên, học viên của lớp tiếng Anh trực tuyến đồng loạt để hình nền cờ Tổ quốc chào mừng Quốc khánh (2/9)

Giáo viên, học viên của lớp tiếng Anh trực tuyến đồng loạt để hình nền cờ Tổ quốc chào mừng Quốc khánh (2/9)

(LĐTĐ) Mỗi dịp Quốc khánh (2/9), cả nước lại rộn ràng trong sắc đỏ của lá cờ Tổ quốc, biểu tượng thiêng liêng gắn liền với tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc của hàng triệu người dân Việt Nam. Năm nay, hưởng ứng tinh thần này, các thầy cô và học viên của SunUni Academy đã đồng loạt để hình nền cờ đỏ sao vàng trên các thiết bị cá nhân để chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.

Tin khác

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

(LĐTĐ) Gắn bó với doanh nghiệp từ ngày đầu thành lập và trong gần 30 năm qua, đồng chí Vũ Thúy Nga - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Trung Thành (thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai), đã nỗ lực, tâm huyết đưa tổ chức Công đoàn đồng hành với sự phát triển của Công ty; khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo môi trường làm việc vui vẻ, đoàn kết, thân thiết.
Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Con đường nối liền thôn xóm được bê tông hóa, rộng, sạch, đẹp mang đến niềm vui không nhỏ cho người dân thôn Chân Chim (xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Để có được con đường này, anh Nguyễn Văn Hanh (chủ trang trại Minh Phú, thôn Chân Chim, xã Phúc Lâm) cùng gia đình đã người tiên phong hiến đất mở rộng đường xây dựng nông thôn mới.
Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Mạnh dạn phát triển mô hình kinh doanh tổng hợp, anh Bùi Quang Nam (xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho hàng chục lao động và giúp đỡ nhiều hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm. Anh được vinh danh “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2023.
Chủ tịch Công đoàn trường mầm non luôn tâm huyết với nghề

Chủ tịch Công đoàn trường mầm non luôn tâm huyết với nghề

(LĐTĐ) Với những cố gắng nỗ lực cùng sự tâm huyết với nghề, cô giáo Nguyễn Thị Huyền - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Minh Tân (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) luôn ý thức và đi đầu thực hiện phong trào "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học - sáng tạo", “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…
Giáo viên hết mình trong công tác hiến máu tình nguyện

Giáo viên hết mình trong công tác hiến máu tình nguyện

(LĐTĐ) Hưởng ứng phát động phong trào Hiến máu nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, trong nhiều năm qua đội ngũ giáo viên Trường THCS Phúc Lâm (xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức) luôn tích cực tham gia. Các thầy giáo, cô giáo không chỉ tích cực tham gia mà còn vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện hành động cao đẹp đó. Cô giáo Nguyễn Thị Nụ - giáo viên Ngữ văn, là một trong những điển hình như vậy với 10 lần tham gia hiến máu tình nguyện.
Cùng thắp nên "ngọn lửa" hy vọng cho học sinh nghèo

Cùng thắp nên "ngọn lửa" hy vọng cho học sinh nghèo

(LĐTĐ) Thấu hiểu được nỗi vất vả của những mảnh đời bất hạnh cũng như của biết bao trẻ em nghèo khó ở vùng cao, cô Trần Tố Uyên (giáo viên Trường Trung học phổ thông Mỹ Đức A, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã tích cực cùng các thành viên trong Nhóm Thiện nguyện Mỹ Đức âm thầm, lặng lẽ, mang đến niềm vui cho những mảnh đời bất hạnh trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Người phụ nữ dành trọn tâm huyết cho hoạt động nhân đạo, từ thiện

Người phụ nữ dành trọn tâm huyết cho hoạt động nhân đạo, từ thiện

(LĐTĐ) Đó là bà Nguyễn Thị Đông - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Gần chục năm ở cương vị Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường, bà Đông đã lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của Hội luôn nền nếp, thiết thực, hiệu quả. Trong đó, bà dành trọn tâm huyết để triển khai các hoạt động nhân đạo, từ thiện, san sẻ giúp đỡ các mảnh đời khó khăn.
Cô giáo mầm non hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo mầm non hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Hồng (Trường Mầm non Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là một trong những cô giáo gương mẫu và luôn tận tụy, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là cô luôn tìm tòi sáng tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
Trở thành nông dân tiêu biểu Thủ đô nhờ mô hình chưng cất rượu truyền thống

Trở thành nông dân tiêu biểu Thủ đô nhờ mô hình chưng cất rượu truyền thống

(LĐTĐ) Từ một gia đình có nghề nấu rượu nếp cái hoa vàng truyền thống ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Nguyễn Văn Long đã mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để đưa thương hiệu sản phẩm làng nghề vươn xa.
Nông dân làm giàu từ mô hình bonsai tiền tỷ

Nông dân làm giàu từ mô hình bonsai tiền tỷ

(LĐTĐ) Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vật sinh vật cảnh với quy mô gần 500m2, ông Nguyễn Văn Sự (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) mỗi năm đầu tư hàng trăm triệu đồng để tiếp tục sản xuất và mở rộng quy mô và nâng cao giá trị sản phẩm. Tính đến nay tổng số vốn đầu tư vào mô hình lên đến trên 20 tỷ đồng và mỗi năm cho doanh thu gần xấp xỉ nửa tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động