“Hành trình số” để làng nghề truyền thống Thủ đô “cất cánh”

Với sự phát triển nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử (TMĐT), để hỗ trợ làng nghề phát triển trong kỷ nguyên số, trong Đề án tổng thể phát triển làng nghề Thủ đô giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Thành phố phấn đấu có ít nhất 30% làng nghề có không gian trưng bày, điểm giới thiệu và bán sản phẩm hoặc trên sàn TMĐT; hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề; xây dựng Vlog làng nghề Hà Nội, sổ tay điện tử làng nghề...
Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025 Huyện Thường Tín: Sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống Xuân Ất Tỵ

Thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc bảo tồn, phát triển làng nghề nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời phát triển các làng có nghề mới; rà soát phân loại các làng nghề cần duy trì, bảo tồn hoặc chuyển nghề khác. Bên cạnh đó, phát triển các sản phẩm thủ công, truyền thống có thế mạnh, phát triển làng nghề gắn với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực làng nghề…

“Hành trình số” để làng nghề truyền thống Thủ đô “cất cánh”
Sổ tay điện tử làng nghề giúp cho các làng nghề truyền thống Thủ đô phát triển.

Đáng chú ý, theo Đề án, trong giai đoạn 2025 - 2030, thành phố Hà Nội sẽ khôi phục, bảo tồn được ít nhất 5 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; phấn đấu công nhận mới ít nhất 10 nghề và 25 làng nghề, làng nghề truyền thống, phát triển 10 làng từ “làng nghề” lên “làng nghề truyền thống”; phát triển ít nhất 3 làng nghề gắn với du lịch, hình thành 10 tour tuyến du lịch làng nghề, trải nghiệm.

Thành phố cũng phấn đấu có trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận hoạt động hiệu quả; tối thiểu 80% người lao động tại làng nghề, làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.

Dự kiến, có trên 50% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP đồng thời hỗ trợ số hóa cho những sản phẩm làng nghề này; ít nhất 30% số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt 10%/năm.

Tiếp tục duy trì 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Phấn đấu có ít nhất 30% làng nghề có không gian trưng bày, điểm giới thiệu và bán sản phẩm hoặc trên sàn TMĐT.

Đặc biệt, Hà Nội sẽ hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề; xây dựng Vlog làng nghề Hà Nội, sổ tay điện tử làng nghề...; xây dựng một số chuỗi giá trị liên kết đối với những nghề có nhiều làng nghề tham gia và sử dụng nhiều lao động.

Đến năm 2050, Thành phố sẽ khôi phục, bảo tồn được ít nhất 10 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Công nhận mới từ 10 nghề và 20 làng nghề, làng nghề truyền thống trở lên. Phát triển ít nhất 20 làng nghề gắn với du lịch, hình thành 20 tour tuyến du lịch làng nghề, trải nghiệm. Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận hoạt động hiệu quả; 90% người lao động tại làng nghề, làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.

Đề án cũng đề ra mục tiêu Thành phố sẽ có ít nhất 300 làng nghề có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP; ít nhất 50% số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ; ít nhất 50% làng nghề có không gian trưng bày, điểm giới thiệu và bán sản phẩm hoặc trên sàn TMĐT. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt khoảng 10%/năm.

Ngoài ra, Thành phố sẽ duy trì 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Xây dựng một số chuỗi giá trị liên kết đối với những nghề có nhiều làng nghề tham gia và sử dụng nhiều lao động…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.

Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Xem thêm
Phiên bản di động