Đúng là thế!
Sẽ vui hơn | |
Rồi mới rút kinh nghiệm? | |
Có mạo hiểm quá không? |
- Tất nhiên là cần thiết rồi. Vậy mà tớ thấy vẫn có ý kiến phản biện đấy.
- Phản biện gì nữa bác. Em còn ác cảm với những ai xăm hình phản cảm nữa là thế hệ của bác.
- Chuyện này rõ quá rồi. Nhưng tớ nhớ cái ngày Hà Nội ra quân cắt tóc, rạch quần, cách nay mấy chục năm, có ối ý kiến cho như thế là mất tự do vì đánh giá tư cách con người đâu phải căn cứ vào cái tóc, cái quần. Vậy đánh giá một con người có thể căn cứ vào có hay không có hình xăm không?
-Hai vấn đề khác hẳn nhau mà bác. Không phải đánh giá mà đã là cán bộ, công chức thì phải chuẩn mực trong mọi khía cạnh văn hóa. Mà cái hình xăm, nó là vấn đề nhạy cảm. Một khi xã hội đã có thành kiến thì tại sao ta không thực hiện cái chuẩn mực.
-Cái quy tắc không nói tục là tớ rất đồng nhất. Bây giờ không hiểu sao người ta nói bậy nhiều thế. Cứ như những từ này không thể thiếu trong xã hội văn minh vậy.
-Đúng thế bác ạ. Nói bậy bây giờ như bệnh dịch, nó lan rộng quá. Em nghĩ cái quy tắc này sẽ là liều vắc xin mạnh để đẩy lùi nạn dịch này.
-Phải thế chứ, không cơ quan, công sở lại nói bậy tùm lum như cái chợ thì hỏng.
-Theo em ta có bàn là bàn cái chuyện “cấm mặc váy ngắn” ấy.
-Cấm là đúng, cái hồi còn quản lý, nhiều lần tớ ngại chả dám nhìn nhân viên. Ai lại váy ngắn cũn cỡn, nước hoa sực nức, có gặp để bàn công việc mà chả dám ngồi đối diện, chả dám nhìn thẳng, thành ra cũng ảnh hưởng đến công tác lắm.
-Chả thế có ối chuyện vui, nhiều bà vợ đến cơ quan chồng, nhìn thấy cảnh “váy ngắn” đầy cơ quan mà về chất vấn, lườm nguýt, cấu chí chồng thâm tím cả người.
-Thế nên cấm váy ngắn, tớ cho là cần thiết. Chả phải vì sợ mấy bà vợ lườm nguýt, mà để tạo ra môi trường lịch sự trong cơ quan.
-Thế nhưng cũng cần quy định rõ ràng không ngắn là như thế nào. Rồi tùy từng đối tượng, trường hợp, từng môi trường công tác cụ thể để “áp dụng” cho linh hoạt, sao cho vừa lịch sự, vừa tiện lợi.
-Chú chả hiểu gì về “quy tắc chung” cả. Từ cái chung này, từng nơi áp dụng thế nào cho phải. Tớ nghĩ nếu không có quy tắc thì khó thủ trưởng nào lại “dám” nhắc nhân viên về ăn mặc.
-Em cũng đồng tình mà, chỉ có một ý kiến nhỏ xíu thế thôi. Cái này mới hay này.
-Còn cái gì nữa?
-Cái Cán bộ công chức không hút thuốc; không sử dụng đồ uống có cồn; không hát karaoke trong giờ làm việc; không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, xem tivi, nghe đài, chơi điện tử trong giờ hành chính… là rất cần thiết.
-Đúng vậy, chứ bây giờ cái “8 giờ vàng ngọc” bị vi phạm ghê quá, mà chẳng những vi phạm giờ giấc, từ những việc làm này ắt nảy sinh nhiều hệ lụy.
-Ấy vậy mà vẫn có ý kiến cho rằng, cái quy tắc này khó khả thi đấy bác ạ.
-Tớ cho rằng những điều trong quy tắc ứng xử là mang tính khuyến cáo. Hơn ai hết cán bộ, công chức cần gương mẫu thực hiện ở cả công sở, trong gia đình và nơi công cộng.
- Đúng là thế, bác ạ.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49