Dồn sức giải ngân gói hỗ trợ an sinh xã hội

(LĐTĐ) Với cách làm khẩn trương, khoa học, nghiêm túc của các ngành chức năng từ Thành phố tới cơ sở và nhất là sự tận tình, trách nhiệm của các cán bộ thực thi chính sách địa phương, khoản tiền hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ đã bước đầu được chuyển kịp thời, nhanh chóng đến đúng những đối tượng thụ hưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đợt 1, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
don suc giai ngan goi ho tro an sinh xa hoi Hà Nội cơ bản hoàn thành việc chi trả gói hỗ trợ an sinh xã hội đợt 1
don suc giai ngan goi ho tro an sinh xa hoi Quận Ba Đình bắt đầu chi trả tiền hỗ trợ thuộc gói 62.000 tỷ cho người dân
don suc giai ngan goi ho tro an sinh xa hoi Người thụ hưởng mong được nhận sớm
don suc giai ngan goi ho tro an sinh xa hoi
Chi trả kinh phí hỗ trợ an sinh xã hội cho đối tượng thụ hưởng tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.

Hơn 400.000 người đã được tiếp cận gói an sinh xã hội trong đợt 1

Nhằm tạo giá đỡ an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19, Hà Nội là một trong những địa phương triển khai sớm việc chi tiền hỗ trợ cho các nhóm đối tượng thuộc diện được hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 42/NQ-CP.Căn cứ Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 của thành phố, liên tục từ ngày 29/4 đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã đã bố trí nguồn lực vật chất, con người để chi trả tiền hỗ trợ đợt 1 cho các nhóm đối tượng thụ hưởng tại Quyết định này.

Hầu hết các ngành, địa phương đều huy động đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ công tác chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng cả vào ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngày nghỉ cuối tuần nhằm đưa gói hỗ trợ đến nhanh chóng kịp thời nhất với đối tượng thụ hưởng.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, đến cuối ngày 5/5, 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng theo Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của UBND thành phố Hà Nội. Như vậy, toàn Thành phố đã có hơn 400.000 người được tiếp cận gói an sinh xã hội trong đợt 1 với tổng số tiền hỗ trợ là hơn 500 tỷ đồng. Quá trình chi trả có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng từ Thành phố tới cơ sở, bảo đảm an toàn về nguồn tiền, tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch.

Ghi nhận tại các địa điểm chi trả cho thấy, những người dân được nhận tiền hỗ trợ vô cùng phấn khởi, xúc động trước sự quan tâm kịp thời của Chính phủ, Thành phố và các cấp ngành.Ông Vũ Văn Doãn- thương binh hạng ¾, người nhiễm chất độc hóa học sống tại Tổ dân phố Cơ Khí, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm xúc động bày tỏ: “Trong giai đoạn cả nước chung tay đẩy lùi Covid-19, có rất nhiều người dân gặp khó khăn, trong đó có đối tượng chính sách như tôi.

Số tiền hỗ trợ đến tay mỗi cá nhân không phải quá lớn, nhưng là món quà vô cùng ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và chính quyền các cấp”. Ông Nguyễn Văn Đôn- thôn Cam 3, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm cũng xúc động cho hay, ông thuộc đối tượng hộ cận nghèo, bản thân mắc bệnh ung thư máu đã gần 10 năm nay nên khi được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/ tháng, trong 3 tháng (4, 5, 6 năm 2020), ông vô cùng phấn khởi. “Số tiền tuy không lớn, nhưng thật sự thiết thực với chúng tôi. Tôi sẽ dùng tiền để phụ mua thuốc thang, lương thực, thực phẩm bồi dưỡng sức khỏe”- ông Đôn nói.

Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, đến nay, các cơ quan chức năng chưa nhận bất kỳ thông tin phản ánh nào về việc chi trả để xảy ra nhầm lẫn hay sai sót.Một số trường hợp chưa kịp nhận tiền trong khoảng thời gian từ ngày 29/4 đến 5/5 sẽ được các địa phương bố trí chi trả tại địa điểm phù hợp trong một vài ngày tới.

Vướng mắc lớn nhất vẫn ở đối tượng lao động tự do

Ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sau khi kết thúc việc chi trả đợt 1, hiện các địa phương tiếp tục tập trung nguồn lực khẩn trương rà soát, lập danh sách đề nghị hỗ trợ với các nhóm đối tượng còn lại được thụ hưởng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ là các nhóm đối tượng liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh cá thể, làm căn cứ để Thành phố sớm ban hành quyết định hỗ trợ đợt 2 cho những người bị ảnh hưởng.

Theo kết quả rà soát sơ bộ, toàn thành phố hiện có khoảng 138.000 người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương cho người lao động; 75.000 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và 850.000 người không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm… Số doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng lên đến con số hàng chục nghìn.Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể, nên những con số nêu trên vẫn chỉ là số liệu tham khảo.

Theo lãnh đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội, việc rà soát đối với nhóm lao động có giao kết hợp đồng nhưng bị chấm dứt hợp đồng; nhóm lao động có hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp; nhóm các hộ kinh doanh có doanh thu thuế dưới 100 triệu đồng tuy khó rà soát hơn các nhóm đã hỗ trợ trong đợt 1, nhưng vẫn có căn cứ để xác định.

Vướng mắc lớn nhất hiện nay là ở nhóm đối tượng không có giao kết hợp đồng lao động, hay còn gọi là lao động tự do. Chẳng hạn, người lao động tự do có hộ khẩu thường trú tại huyện Ba Vì nhưng đi làm ở quận Hoàn Kiếm, nếu không đăng ký tạm vắng ở huyện Ba Vì, cũng không đăng ký tạm trú tại quận Hoàn Kiếm, thì cả hai địa phương không có căn cứ để xác định đối tượng này có bị mất việc làm hay không. Trong khi đó, đối tượng này có thể gặp khó khăn thực sự, rất cần được trợ giúp...

Một khó khăn nữa là các tiêu chí để xác định thế nào là lao động tự do thuộc diện được thụ hưởng theo các quy định hiện hành chưa rõ, khiến các địa phương thiếu căn cứ để thực thi. Do vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng sớm ban hành hướng dẫn chi tiết với từng nhóm đối tượng, ngành, nghề cụ thể, để việc hỗ trợ cho các đối tượng không trùng lặp, không bỏ sót.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

(LĐTĐ) Sau 10 ngày thi đấu sôi nổi, quyết liệt, chiều 8/5, Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều niềm vui, phấn khởi trong lòng các vận động viên, đông đảo CNVCLĐ quận Hoàn Kiếm. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố đã tới dự lễ bế mạc Hội khoẻ.
Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Nhận lời mời của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, trong các ngày từ 7/5 đến 11/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul (Hàn Quốc) do Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Công đoàn thành phố Soeul Kim Hea Gwang làm Trưởng đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Khởi động Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024

Khởi động Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024

(LĐTĐ) Ngày 8/5, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024 (VPL-S5).
Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tổ chức phiên họp thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả công tác quý I/2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Chung kết cuộc thi hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024 tại Hòa Bình

Chung kết cuộc thi hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024 tại Hòa Bình

(LĐTĐ) Ngày 8/5 tại Hà Nội, Công ty Sen Vàng tổ chức họp báo công bố lịch trình cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam.
Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua, các chuyên gia kinh tế nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (9/5), có thể giảm sâu với mức hơn 1.000 đồng/lít. Theo đó, giá xăng có thể trở về mốc 23.000 đồng/lít.
Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

(LĐTĐ) “Bài toán khó khăn về nước cung cấp cho 190 hecta cánh đồng nho, khả năng sẽ được giải quyết sau năm 2024”. Đó là thông tin từ ông Trần Hữu Nhân - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Tin khác

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với người lao động (NLĐ) làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, người làm việc không có quan hệ lao động đa số có trình độ văn hóa thấp, thiếu việc làm, điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Trong quá trình làm việc, người lao động phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động