Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông: Giảm thiểu mọi rủi ro
Nhiều phụ huynh “quên” không đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đi xe máy | |
Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông: Không thấy phạt nên nhờn luật! | |
Nhiều người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm |
Có xu hướng gia tăng
Theo nhiều chuyên gia, MBH có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ vùng đầu cho người người đi mô tô, xe máy, giảm bớt chấn động khi bị va đập và giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não. Nếu không đội hoặc đội MBH không đạt tiêu chuẩn, không đúng cách thì khi tai nạn xảy ra, người điều khiển và người ngồi trên phương tiện sẽ rất dễ bị tử vong hoặc tàn tật suốt đời.
Trên nhiều tuyến phố nội thành, tình trạng người tham gia giao thông không đội MBH vẫn tái diễn |
Có tầm quan trọng là vậy, song trên nhiều trục giao thông ngay trong nội đô, hiện tượng người tham gia giao thông kém ý thức, phớt lờ các quy định vẫn tồn tại. Theo ghi nhận của phóng viên từ ngày 12 – 13/3, tại nhiều trục giao thông như: Đường Láng; Nguyễn Du; Cầu Giấy; Nguyễn Phong Sắc… chỉ trong vòng hơn một giờ đã có thể chứng kiến hàng chục trường hợp vi phạm liên quan đến MBH mà không bị các ngành chức năng xử lý.
Đáng nói, khi được hỏi hầu hết các trường hợp vi phạm khi được hỏi đều đưa ra những lý “chống chế” như: Vừa gội đầu xong, nhà gần, vội đi việc quá nên quên… Đáng lo ngại hơn, để biện minh cho hành vi vi phạm của mình nhiều người còn cho rằng lỗi vi phạm này nhẹ, nếu chẳng may gặp cơ quan chắc năng xử lý, chỉ cần bỏ ra từ 200.000 – 300.000 đồng là có thể đi tiếp.
Mới đây, tại Hội nghị triển khai Kế hoạch tăng cường các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả việc chấp hành các quy định của pháp luật về đội MBH khi tham gia giao thông trên địa bàn Thủ đô do Công an TP Hà Nội tổ chức đã chỉ rõ: đến nay vẫn còn xảy ra tình trạng người tham gia giao thông vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, nổi lên là tình trạng người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm các quy định về đội MBH, đối tượng vi phạm chủ yếu là thanh, thiếu niên; học sinh, sinh viên... Để tăng cường các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc chấp hành các quy định của pháp luật về đội MBH khi tham gia giao thông trên địa bàn Thủ đô, Công an TP Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch số 61, được thực hiện bắt đầu từ nay đến hết ngày 31/12/2019. Thời gian các tổ công tác kiểm tra, xử lý từ 6h00’ đến 24h00’ hàng ngày trên địa bàn toàn thành phố. Đơn vị này nhấn mạnh, sẽ xử lý nghiêm, kiên quyết các trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện vi phạm các quy định của pháp luật về đội MBH khi tham gia giao thông; tất cả các trường hợp vi phạm đều được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, tạo hiệu quả lan truyền sâu, rộng trên địa bàn thành phố. Đối với các trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội thuộc thành phố Hà Nội, ngoài việc lập biên bản xử lý theo quy định, cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ phải ghi đầy đủ thông tin về nơi công tác, chức vụ để gửi thông báo vi phạm về đơn vị quản lý. Đối với các trường hợp vi phạm là học sinh các trường học trên địa bàn, các đơn vị lập danh sách gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để có biện pháp phối hợp, xử lý tại nhà trường… |
Theo quan sát của phóng viên, những diễn biến phức tạp về tình hình chấp hành các quy định về MBH không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn thể hiện ở độ tuổi của người vi phạm. Nếu như trước đây, các trường hợp vi phạm chủ yếu là thanh thiếu niên, các đối tượng “đầu xanh, đầu đỏ”, xăm trổ… thì nay đang xuất hiện tình trạng… già hóa độ tuổi người vi phạm.
Cụ thể, theo ghi nhận tại các nút giao thông nơi tập trung trường học, số bậc phụ huynh, thậm chí là những người đã lên chức ông bà – đối tượng lẽ ra phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật để làm gương cho con cháu noi theo lại đang có chiều hướng gia tăng.
Cụ thể, tại một số cổng trường tiểu học, mầm non trên địa bàn quận Hoàng Mai; quận Đống Đa; Hà Đông… tình trạng các bậc phụ huynh chở con đến trường không đội MBH vẫn tái diễn. Nghiêm trọng hơn cả là thời điểm giờ tan trường, tình trạng giao thông ở những khu vực trường học diễn ra lộn xộn.
Dù chưa đến giờ tan học nhưng nhiều phụ huynh đã có mặt từ sớm, đứng bên hàng rào, ngoài trường để đón con, ô tô và xe máy chen lấn nhau tìm chỗ đỗ xe. Phụ huynh đưa con đến trường vô tư dừng đỗ vô tội vạ. Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đội MBH cho mình mà “quên” đội mũ cho con. Điều đáng nói, hầu hết các trường hợp dù nhận thức được hành vi vi phạm, song vẫn cố đưa ra mọi lý do để xin bỏ qua.
Còn tại trục đường 21B, đoạn qua phố Xốm, tình trạng học sinh tham gia giao thông nhưng không đội MBH vẫn tồn tại. Tại khu vực này, nhiều học sinh đi đến trường bằng xe máy, xe đạp điện nhưng không đội MBH hoặc có mũ nhưng chỉ treo trên xe mà không sử dụng. Sự mất trật tự an toàn giao thông trước cổng trường đã trực tiếp khiến không ít phụ huynh, học sinh, thầy cô giáo và người tham gia giao thông cảm thấy bất an.
Xử lý nghiêm các vi phạm
Khách quan nhìn nhận, việc đội MBH nhiều năm nay đã được các ban, ngành chức năng quán triệt thực hiện. Chẳng hạn, ngay từ năm 2007, theo Nghị quyết 32 được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ ngày 15/9/2007, người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến quốc lộ sẽ bắt buộc phải đội MBH.
Tiếp đến, kể từ ngày 15/12/2007, người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường (kể cả trong đô thị) đều bắt buộc phải đội MBH. Đặc biệt, từ ngày 10/4/2015 trở đi, mọi vi phạm về không đội MBH cho trẻ em cũng đồng loạt bị xử phạt... Tất cả những quy định nêu trên được đánh giá là vô cùng đúng đắn và cần thiết, để bảo vệ an toàn, giảm thiểu rủi ro cho người tham gia giao thông.
Chưa hết, đã có nhiều đề án nhằm chấn chỉnh vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH cho người ngồi trên mô tô, xe máy, xe máy điện. Cụ thể như: Kế hoạch xử lý MBH không đạt chuẩn của Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia; Thông tư Liên tịch của Liên Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ GTVT về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy, xe đạp máy.
Đó là về mặt chủ trương, còn về công tác thực hiện, có thể khẳng định, công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ nói chung và việc đội MBH khi tham gia giao thông nói riêng là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Công an TP Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đã kiểm tra, xử lý nhiều nhưng lực lượng chức năng vẫn không thể “ôm xuể” hết việc. Và dĩ nhiên, khi ý thức của người dân còn hạn chế, cứ vắng bóng lực lượng chức năng là một bộ phận lại vi phạm.
Bàn về vấn đề liên quan, theo nhà văn Nguyễn Văn Học – người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải phối hợp tổ chức, Hà Nội có đặc thù riêng, có những khó khăn, đòi hỏi riêng trong lĩnh vực giao thông. Nhà văn Nguyễn Văn Học cho rằng, những hiện tượng như: Đội mũ không cài quai, không đội mũ, đội MBH chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng là những việc cần được chấn chỉnh trước tiên để bảo đảm an toàn cho chính bản thân người tham gia giao thông.
“Ngoài sự nỗ lực của các lực lượng chức năng, thì các gia đình cần tăng cường giáo dục, nhắc nhở con em chấp hành các quy định của pháp luật. Bởi, việc bắt buộc người tham gia giao thông phải đội MBH chính là biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người tham gia giao thông. Sẽ không có ai, không có lực lượng nào đủ sức để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người tham gia giao thông nếu như họ không biết tự lo, tự bảo vệ, chăm sóc cho chính mình và những người thân trong gia đình” - nhà văn Nguyễn Văn Học nhấn mạnh.
Việc các vi phạm liên quan đến MBH thời gian tới rất cần các lực lượng chức năng vào cuộc chấn chỉnh. Tuy nhiên, tiến hành kiểm tra và xử phạt là chuyện của lực lượng chức năng nhưng điều quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của chính những người tham gia giao thông.
Luyện Đinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34