Ngày Tết tham gia giao thông ra sao để không bị xử phạt?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, trong đó nghiêm trọng nhất là tình trạng tham giao thông khi đã uống rượu, bia, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều; trẻ em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vẫn diễn ra…
Xuyên Tết kiểm tra nồng độ cồn trên các tuyến cao tốc Chạy thử nghiệm xuyên Tết đoàn tàu metro số 1 Hoạt động vận tải liên tỉnh hồi phục ra sao? Số "ma men" bị xử lý tăng nhanh sau mỗi ngày nghỉ Tết

An toàn giao thông luôn là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên, trên phạm vi cả nước, mỗi ngày vẫn xảy ra hàng trăm vụ tai nạn, làm chết và bị thương nhiều người. Hậu quả để lại là nỗi đau cho người thân, thêm gánh nặng cho xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân, song lý do hàng đầu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông là ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế.

Theo ghi nhận, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, trên các trục đường giao thông của Hà Nội vẫn dễ dàng ghi nhận được không ít vi phạm. Trong đó nghiêm trọng nhất là tình trạng tham giao thông khi đã uống rượu, bia, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều; trẻ em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vẫn diễn ra…

Ngày Tết tham gia giao thông ra sao để không bị xử phạt?
Ngày Tết, tham gia giao thông "quên" mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt nặng.

Việc tham gia giao thông thiếu an toàn nói trên, vô tình đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh, nghiêm trọng hơn cả là những hệ lụy mất người, mất của. Thông tin từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, tính riêng ngày mùng 3 Tết (12/2), toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 67 người. Ngoài ra, Cảnh sát giao thông các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 11.468 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

Trong số các trường hợp vi phạm, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, có 5.589 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 2.691 trường hợp vi phạm tốc độ, 11 trường hợp dương tính với ma túy.

Được biết, Theo Điều 5, 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức phạt đối với vi phạm nồng độ cồn ở mức lớn hơn 80 mg/100ml máu hoặc lớn hơn 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người điều khiển xe máy. Ở mức này, với người điều khiển ô tô sẽ phải chịu phạt 30 - 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Ngoài ra, một trong những vi phạm cũng khá phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán là việc không có giấy đăng ký xe khi tham gia giao thông; người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng, người đi xe máy bị phạt từ 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng.

Nếu tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng, người điều khiển xe máy bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng. Người điều khiển xe ô tô vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng, người điều khiển xe máy bị phạt từ 800 nghìn - 1 triệu đồng. Việc lái xe ô tô sử dụng điện thoại cũng sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng, điều khiểu xe máy bị phạt từ 800 nghìn - 1 triệu đồng…

Tại Hà Nội, thời gian qua, Thành phố đã có nhiều giải pháp nâng cao văn hóa giao thông, kéo giảm tai nạn. Cụ thể, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, hình thành văn hóa, thói quen "Đã uống rượu bia - không lái xe".

Hà Nội cũng thể hiện rõ quan điểm khi hướng tới việc xây dựng hình ảnh đẹp, mẫu mực của người cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô khi thực hiện tốt các quy định pháp luật, các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; chấp hành nghiêm các quy định pháp luật; chấp hành nghiêm việc không lái xe khi đã uống rượu, bia.

Khi cán bộ, công chức vi phạm sẽ bị xử nghiêm để làm gương và thông báo về cơ quan, đơn vị công tác để thực hiện quy trình xử lý kỷ luật theo đúng quy định. Từ đó, góp phần thúc đẩy được tinh thần tự giác, tinh thần nêu gương.

Ngày Tết tham gia giao thông ra sao để không bị xử phạt?
Ngày Tết, nếu uống rượu nhưng vẫn tham gia giao thông rất có thể sẽ phải chịu mức phạt 30 - 40 triệu đồng.

Theo Nhà văn Nguyễn Văn Học - người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp tổ chức, nguyên nhân dẫn đến tai nạn và các vấn đề về giao thông, chủ yếu liên quan đến 3 yếu tố cơ bản, gồm cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và yếu tố con người. Trong đó, yếu tố con người là cốt lõi.

Nhà văn Nguyễn Văn Học cũng nhấn mạnh, văn hóa khi tham gia giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác các quy định pháp luật về giao thông, trong đó có Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động, như vượt đèn đỏ, dừng, đỗ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi liên tục, bật đèn pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động