Điểm mặt 21 thói quen xấu gây mỡ bụng
1. Nghiện mạng xã hội
Nếu không thể rời xa Facebook và Instagram, bạn có thể bắt đầu nhận thấy mình đang phát phì.
Một nghiên cứu lớn thấy rằng nếu đối tượng nghiên cứu có một người bạn béo phì, thì khả năng người đó cũng trở nên béo phì tăng 57%.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng mạng xã hội ảnh hưởng đến điều mà mọi người cảm nhận là bình thường và chấp nhận được. Nếu bạn nhìn thấy những người bạn cùng học phổ thông với mình trở nên béo hơn, thì bạn sẽ cảm thấy việc mình béo lên không phải là vấn đề gì lớn.
2. Nước ép trái cây là thành phần chính trong chế độ ăn
Nếu uống nước ép trái cây là cách để bạn nhận được được khẩu phần hoa quả hàng ngày, thì bạn đang gây hại nhiều hơn là làm lợi.
"Cơ thể cần chất xơ để giúp điều hòa lượng đường và tốc độ xâm nhập của đường vào máu," Rasa Kazlauskaite, bác sĩ nội tiết tại Trung tâm Phòng chống Đại học Rush ở Chicago nói. "Quá nhiều đường gây viêm và góp phần vào mỡ bụng".
Nước ép trái cây nói chung giàu calo và đường, cộng thêm vào đó là thiếu chất xơ và vitamin, cũng như các chất dinh dưỡng khác mà bạn sẽ nhận được từ trái cây thực sự. Ngoài ra, số cốc nước cam bạn phải uống để đạt được khẩu phần ăn hàng ngày lớn hơn nhiều so với số múi cam mà bạn cần ăn để đạt được mức đó.
3. Nghiện ăn vặt
"Mọi người hay đối xử với cơ thể như một thùng rác và điều này thực sự có thể góp phần tạo mỡ bụng," BS Kazlauskaite nói.
Không chỉ ăn vặt suốt ngày có nghĩa là bạn đang nuốt thêm lượng calo rất khó theo dõi. Trừ khi ăn rau hoặc hạnh nhân mang đi từ nhà, bạn còn dễ lấy đồ ngọt hoặc đồ ăn chế biến sẵn xung quanh văn phòng, có thể chứa nhiều chất béo, đường và muối.
4. Tập thể dục thất thường
Bên cạnh chế độ ăn, tập thể dục có tác động lớn nhất đối với tăng hoặc giảm mỡ bụng. "Khi tập thể dục, cơ bắp sử dụng năng lượng thay vì tích trữ dưới dạng mỡ," BS Kazlauskaite nói. "Đó là lý do tại sao khi bắt đầu tập, nhiều người nhận thấy đầu tiên vòng bụng sẽ giảm đi vài phân".
Bộ Y tế Mỹ khuyên người lớn nên tham gia hoạt động aerobic 150 phút/tuần.
5. “Thúc thủ” trước cơn thèm ăn mỗi kì “đèn đỏ”
Những hoóc môn chi phối kì “đèn đỏ” có thể tác động đến sự thèm ăn. Một nghiên cứu cho thấy tình trạng “cuồng ăn” ở phụ nữ đạt đỉnh điểm trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, có thể là do sự gia tăng sản sinh progesterone. Nhưng chỉ vì điều này chỉ xảy ra một lần mỗi tháng không có nghĩa là bạn cứ vô tư thỏa hiệp với cơn thèm ăn của mình.
Hãy cố gắng tuân thủ chế độ ăn uống bình thường bất kể có điều gì khác xảy ra với cơ thể.
6. Chế độ ăn thiếu probiotics
Vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò lớn trong việc tăng cân hay giảm cân, và các lợi khuẩn (probitotics) có trong sữa chua cũng như một số chế phẩm bổ sung khác có thể giúp giữ đúng trật tự của các vi khuẩn tốt và xấu.
Nghiên cứu cho thấy có quá ít một số loại vi khuẩn đường ruột có liên quan đến béo phì, theo tạp chí Fitness. Cân bằng vi khuẩn đường ruột cũng có thể ảnh hưởng đến thèm ăn thông qua ảnh hưởng đến điều hòa “hoóc môn đói” ghrelin.
7. Ăn uống không có kế hoạch
Hãy là một người ăn uống “toàn tâm toàn ý” thay vì ăn uống một cách thờ ơ. "Khi không có kế hoạch sẽ ăn gì và ăn khi nào, bạn sẽ ăn bất cứ thứ gì có sẵn", TS Kazlauskaite nói. "Khi có kế hoạch, bạn có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn."
Hãy lên kế hoạch bạn sẽ ăn gì cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối vào đêm hôm trước. Nếu có thời gian, hãy tiến thêm một bước nữa và sử dụng ngày nghỉ cuối tuần để đi chợ cho cả tuần hoặc chuẩn bị sẵn một số bữa ăn mà bạn có thể giữ trong tủ lạnh.
8. Là tín đồ của thực phẩm chiên rán
Nếu không thể tránh xa khoai tây chiên, thì có thể thấy trước là vòng eo của bạn sẽ phình to. Các thực phẩm chiên rán chứa đầy loại chất béo tệ hại nhất là chất béo trans, gây tăng cân quanh bụng. Và trừ khi bạn ăn hamburger và khoai tây chiên với sự trợ giúp của lượng lớn salad, còn thì các chất béo sẽ gần như được hấp thu ngay lập tức.
"Chất béo đi nhanh vào máu mà không có hiệu ứng điều hòa. Rau giúp cho tiêu hóa và chuyển hóa, vì chúng có vitamin và chất chống oxy hóa giúp làm sạch các thành phần có hại", BS Kazlauskaite nói.
9. Ăn theo cảm xúc
Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến thứ mà bạn ăn. Nghiên cứu từ Đại học Cornell cho thấy khi có cảm xúc tiêu cực, các sinh viên thấy đồ ăn béo hấp dẫn hơn là khi họ có cảm giác tích cực.
10. Không ăn đủ rau
Nếu rau không chiếm ít nhất là một nửa suất ăn (tính cả khoai tây hoặc khoai lang), thì có thể bạn đang hủy hoại cân nặng của mình. BS Kazlauskaite khuyên bắt đầu bữa ăn lớn nhất trong ngày với sự trợ giúp nhiệt tình của các loại rau nhiều chất xơ, để lại ít chỗ cho các đồ ăn khác ít lành mạnh hơn.
11. Khoái nước ngọt
Một lon soda mỗi ngày chắc chắn sẽ không để cho cân nặng giảm đi. Người ta cũng đã chứng minh rằng nước ngọt có liên quan với béo phì, và lý do rất rõ ràng: một lon soda tương đương với 10 thìa cà phê đường và có 150 calo, tất cả đều là những calo rỗng vì bạn không nhận được bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Soda ăn kiêng cũng không phải là sự cải tiến lớn.
12. Nghĩ rằng sốt ruột là một điều xấu
Sốt ruột thường được phân vào mục các thói quen xấu, nhưng thực ra nó lại tốt cho sức khỏe. Đi đi lại lại, đổi hết chân nọ đến chân kia, và gõ ngón tay lên bàn sẽ giúp tiêu hao năng lượng, mà mọi vận động dù nhỏ cũng đều có ích!
13. Suốt ngày “đút chân gầm bàn”
Là kẻ “nghiện việc” có thể ảnh hưởng đến mỡ bụng. Ngồi làm việc suốt 8 tiếng mỗi ngày mà không nghỉ giải lao có nghĩa là bạn đang mất đi hoạt động thể chất có thể giúp đốt cháy calo; nó cũng làm giảm hoạt động của các enzym lipoprotein lipase đốt cháy mỡ.
Hãy đứng dậy và vươn vai, đi toilet, lấy nước, hoặc đi bộ vòng quanh khu phố vào giờ ăn trưa.
14. Chỉ trông chờ vào các bài tập bụng ở tư thế ngồi-nằm
Thật không may, các bài tập ngồi-nằm và gấp bụng không phải là giải pháp kì diệu cho cơ bụng sáu múi nếu chúng không đi kèm với tập cardio. Những bài tập bụng này tăng cường cơ bụng nhưng không đốt cháy mỡ, là chìa khóa để loại bỏ mỡ bụng.
15. Bỏ bữa
Cho dù bạn bận đến mức không kịp ăn trưa hay nghĩ rằng nhịn đói sẽ giúp giảm cân, việc không ăn trong thời gian dài sẽ chỉ mời mọc mỡ bụng xuất hiện. Không ăn sẽ làm chậm sự trao đổi chất, nghĩa là bạn sẽ đốt cháy ít calo hơn, và nó sẽ làm cho bạn dễ có lựa chọn thực phẩm kém hoặc ăn quá nhiều khi có thời gian để ăn.
"Nếu nhịn ăn cả ngày, bạn sẽ đói và khi đói thì chúng ta không thể đưa ra quyết định đúng đắn về việc nên ăn gì", BS Kazlauskaite nói.
16. Thiếu ngủ
Không ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm như khuyến nghị có thể biến bụng của bạn thành trái bóng. Thiếu ngủ làm tăng khả năng đưa ra sự lựa chọn thực phẩm không lành mạnh ngày hôm sau bởi vì bạn đang thiếu năng lượng, và cho bạn một cái cớ để bỏ tập thể dục. Ngủ quá ít cũng có thể gây rối loạn sự trao đổi chất, ảnh hưởng đến lượng mỡ được đốt cháy.
17. Bỏ cuộc khi thấy tăng cân
"Bạn thấy mình thất bại, nhưng đừng bỏ cuộc. Hãy lấy lại lối sống lành mạnh càng sớm càng tốt", BS Kazlauskaite nói. Chừng nào bạn còn không tập thể dục hoặc ăn uống hợp lý, chừng đó bạn còn gây hại cho cơ thể và sẽ mất nhiều thời gian hơn để để thoát khỏi mỡ bụng.
18. Không thể quản lý stress
Stress là không thể tránh khỏi, nhưng nếu không học cách quản lý nó, bạn sẽ có thêm lý do để lo lắng khi bắt đầu tăng cân. Các nghiên cứu cho thấy stress có thể khiến bạn thèm các thực phẩm giàu chất béo và đường vì nó làm tăng giải phóng cortisol, ảnh hưởng tới cảm giác đói.
19. Vừa ăn vừa xem TV
Bị phân tâm khi ăn uống, như vừa ăn vừa xem TV hay vừa ăn vừa làm việc, có thể làm bạn ăn nhiều hơn. Một nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition thấy rằng ăn chậm và thưởng thức món ăn có thể giúp bạn ăn ít hơn.
20. Để cảm xúc chi phối
Nếu đang phải vất vả để kiểm soát cảm xúc thì nó có thể ảnh hưởng đến cân nặng và suy nghĩ của bạn. Các nhà nghiên cứu trường Đại học Brigham Young thấy rằng phụ nữ tuổi trung niên có sức khỏe cảm xúc “ít tích cực hơn” dễ bị tăng cân hơn 59% so với những người có sức khỏe cảm xúc lành mạnh.
21. Không thể cự tuyệt món tráng miệng
Nếu món tráng miệng là phần hấp dẫn nhất trong bữa ăn, thì có lẽ đã đến lúc bạn phải từ bỏ để có vòng bụng “phẳng phiu” hơn. Đường gây ra mỡ bụng, do đó, ăn đồ ngọt mỗi đêm có thể gây rất nhiều tác hại. Nếu bạn là người “hảo ngọt”, hãy thử thay trái cây cho kem hoặc bánh quy; tuy vẫn chứa đường, những trái cây cũng có chất xơ và các chất dinh dưỡng khác giúp giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38