4 loại béo bụng phổ biến, nguyên nhân và cách khắc phục
Người bị béo phì nên ăn nhạt | |
Ăn sáng công nghiệp: Béo phì trong thiếu chất | |
Hại sức khỏe vì ăn khoai tây sai cách | |
Phẫu thuật giảm béo, lợi và hại | |
5 lợi ích không ngờ của việc đi bộ mà bạn chưa biết |
Béo bụng do mãn kinh
Trước khi mãn kinh, nhiều phụ nữ bị thừa cân ở hông và đùi. Nhưng khi mãn kinh, hàm lượng estrogen giảm mạnh và ngay cả người phụ nữ có thân hình quả lê trước đây cũng có thể chuyển thành “eo bánh mì” Trong khi đó, testosteron cũng giảm. Khi testosteron giảm, bạn bị mất khối cơ. Điều này sẽ làm chậm chuyển hóa, nghĩa là sẽ rất khó để xử lý carbohydrat đơn giản và dẫn tới tích trữ mỡ.
Một lý do khác khiến mãn kinh có thể gây béo bụng là khi hoóc-môn thay đổi, giấc ngủ của bạn cũng thay đổi theo. Điều này khiến các tế bào chất béo kích hoạt cortisol, một hoóc-môn stress dẫn tới tích tụ mỡ ở bụng.
Để có bụng phẳng ở độ tuổi 50, các chuyên gia khuyên bạn nên bỏ qua các bài tập CrossFit hoặc SoulCycle vì mặc dù những hoạt động này đốt cháy nhiều calo, nhưng chúng cũng có thể kích thích cơ thể tạo ra nhiều cortisol hơn. Thay vào đó, bạn nên đi bộ trong khi cầm tạ tay và duy trì nhịp tim từ 90-110. Bài tập ở mức vừa phải này sẽ giúp bạn giảm béo bụng mà không bị tăng thêm cortisol.
Béo bụng sau khi mang thai
Khi bạn mang thai, vùng bụng bị to ra để chứa nước ối, tử cung giãn rộng và thân hình bạn biến đổi. Thật không may, mọi thứ không trở lại bình thường sau lần sinh con thứ hai và nhiều phụ nữ thở dài vì cái “eo bánh mì” không có dấu hiệu biến mất.
Một phần nguyên nhân là do hoóc-môn: Mang thai khiến cho hàm lượng insulin tăng cao dẫn tới mỡ tích tụ ở vùng bụng.
Nhưng một vấn đề sau khi mang thai phổ biến hơn là tách cơ thành bụng, sự chia tách cơ thành bụng bên phải và bên trái, xuất hiện khi tử cung giãn cùng với sự phát triển của bào thai.
Nếu tách cơ thành bụng là vấn đề của bạn, các bài tập Kegels có thể giúp ích. Bạn nên ngồi tại bàn và ép cơ vùng chậu vào với nhau như thể đang cố gắng ngừng tiểu, sau đó thử ép qua sàn chậu và lên trên bụng (nhờ cách này bạn đang thu bụng nhỏ lại).
Các bài tập yoga và tập thở có thể cũng có lợi. Khi thở sâu, bạn sử dụng cơ hoành. Với tập yoga và tập thở, bạn thực sự tác động lên cơ bụng và dần dần chúng sẽ được củng cố và săn chắc theo thời gian.
Nếu vẫn thất bại, bạn có thể cần phẫu thuật căng da bụng (tummy tuck) để khắc phục những vết rạn da.
Nếu bạn không bị tách cơ thành bụng (hỏi bác sĩ khi bạn không chắc chắn) hoặc nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, các chuyên gia khuyên bạn nên kiểm tra insulin để đảm bảo rằng bạn không bị kháng insulin hoặc tiền tiểu đường. Nếu bị, bạn có thể cần dùng thuốc metformin.
Béo bụng do gen
Nếu nhiều phụ nữ trong gia đình bạn có bụng to (chứ không phải mông to), ADN của bạn có thể sẽ chống lại bạn. Khoảng 50-60% mỡ bụng và tăng cân là do di truyền. Bạn không thể thay đổi gen nhưng bạn có thể thay đổi biểu hiện của chúng.
Đơn giản là gen di truyền có thể khiến một người phụ nữ tăng cân ở vùng bụng nhưng chế độ ăn và luyện tập có thể ảnh hưởng tới việc mỡ tồn tại bao lâu và ở đâu.
Việc tốt nhất bạn có thể làm là tránh xa carb đơn trong khi ăn nhiều protein nạc, cách này sẽ giúp tăng cường năng lượng để đốt cháy protein. Khi bạn ăn carb, lựa chọn những loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ làm no bụng, nhờ vậy, bạn sẽ ăn ít. Tập cardio nhiều cũng giúp ích.
Ngoài ra, cũng không nên lo lắng về tiền sử gia đình quá nhiều. Nếu cứ lo lắng “mẹ tôi bị thừa cân và tôi chắc chắn cũng sẽ bị thừa cân”, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng. Và nếu bị căng thẳng nhiều, cortisol tăng cao, bạn sẽ có nguy cơ thừa cân.
Béo dụng do trướng bụng
Vấn đề ở đây là do đầy hơi hoặc giữ nước chứ không phải do tích mỡ và chế độ ăn. Nhưng “thủ phạm” khiến bụng “trương lên” khác nhau ở từng người. Một số người là do những loại thực phẩm nhất định. Những người khác có thể là dị ứng thực phẩm hoặc bị hội chứng ruột kích thích.
Các chuyên gia khuyên bạn hạn chế hấp thu protein động vật khi ăn nhiều hoa quả và rau xanh, nhưng điều quan trọng là đảm bảo sự chuyển đổi từ từ và uống nhiều nước, nếu không tăng chất xơ có thể tạm thời khiến bạn bị trướng bụng đầy hơi. Có người không dung nạp hoặc nhạy với gluten, vì vậy họ có thể cần cắt giảm các loại ngũ cốc (hoặc nếu bị bệnh celiac, thì cần loại bỏ chúng hoàn toàn)
Để xác định, bạn có thể cần một số xét nghiệm (như sàng lọc bệnh celiac hoặc bệnh dị ứng). Thực hiện chế độ ăn loại trừ, trong đó ngừng ăn một số loại thực phẩm có nguy cơ và từ từ ăn lại, có thể giúp ích.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38