Đề xuất giáo viên được trả lương, phụ cấp và miễn học phí khi nâng chuẩn
Quyền lợi của giáo viên và những điều cần biết khi tinh giản biên chế | |
Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non trường công lập | |
Quy định mới về tuyển dụng đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động |
Ảnh minh họa: T.A |
Theo Dự thảo này, đối với giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn theo quy định mới tại Luật Giáo dục 2019.
Trong đó, độ tuổi giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được tính từ ngày 01/7/2020. Theo đó, giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở trừ thời gian đào tạo theo quy định, còn đủ 5 năm công tác tính đến tuổi được nghỉ hưu phải thực hiện nâng trình độ chuẩn.
Đối với những giáo viên không còn đủ 5 năm công tác thì không phải thực hiện nâng chuẩn. Kinh phí đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên thực hiện theo các quy định hiện hành về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn sẽ được hưởng các chế độ, quyền lợi: Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian và được hỗ trợ, cấp kinh phí đào tạo theo quy định; được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục; được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật; được biểu dương, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong học tập. Giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được miễn học phí.
Bên cạnh đó, giáo viên là nữ, người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định còn được hưởng các quyền lợi theo pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Ngoài ra, để giáo viên vừa đảm bảo chương trình dạy trên trường vừa đảm bảo được số tiết học nâng chuẩn trình độ, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra một số hình thức đào tạo được thực hiện linh hoạt, phù hợp với đối tượng giáo viên vừa làm, vừa học như học tích lũy tín chỉ, học từ xa, học tập trung, trực tuyến, học trực tuyến kết hợp với tập trung.
Giáo viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương bậc 5 của khung trình độ quốc gia Việt Nam được cấp bằng cao đẳng sư phạm; tương đương với bậc 6 của khung trình độ quốc gia Việt Nam được cấp bằng đại học sư phạm. Việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40