Quyền lợi của giáo viên và những điều cần biết khi tinh giản biên chế
Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 | |
Infographic: Từ 1/7/2020 lương cơ sở và mức đóng bảo hiểm tăng thế nào? | |
Quy định mới về tuyển dụng đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động |
Ảnh minh họa. |
Từ năm 2020, khi Luật giáo dục 2019 bắt đầu có hiệu lực, một số quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo sẽ được áp dụng đối với các giáo viên, trong đó điều được nhiều người quan tâm sẽ tập trung vào việc nếu cá nhân không đạt chuẩn thì sẽ ra sao.
Theo điều 72 của Luật giáo dục thì trình độ của nhà giáo là phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học phải có bằng thạc sĩ; đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ phải có bằng tiến sĩ.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn nêu trên, các giáo viên không đạt chuẩn có thể bị tinh giản biên chế tùy theo từng trường hợp. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP và Nghị định 113/2018/NĐ-CP có quy định các trường hợp sẽ bị tinh giản biên chế, gồm: Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác; cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Khi giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế, có thể chọn thôi việc hoặc đi học nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Các trường hợp trên được áp dụng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 113/2018/NĐ-CP: Nếu đảm bảo đủ điều kiện tuổi đời dưới 45 tuổi; Có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật; Đang đảm nhiệm các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo. Những người thuộc các trường hợp trên sẽ được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới.
Trong thời gian học nghề, tự tìm việc làm mới, sẽ được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng.
Ngoài ra, được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề; Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm. Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm. Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Riêng với những giáo viên mầm non hiện đang có trình độ trung cấp sư phạm, giáo viên tiểu học, trung học có trình độ trung cấp sư phạm, cao đẳng hoặc chưa đạt trình độ đại học còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm thì thay vì phải học liên thông để nâng chuẩn theo quy định, sẽ phải tham gia các khóa bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực dạy học theo quy định mới. Việc để nâng chuẩn trình độ sẽ áp dụng đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là đại học còn thời gian công tác trên 5 năm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31