Đề xuất cấm xe máy vào nội đô: Nên tính tới nhu cầu của người dân
Sẽ cấm triệt để xe máy và không biệt xe nội hay ngoại tỉnh | |
Hà Nội lên lộ trình cấm xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội đô | |
Cấm xe máy: Bao giờ thành hiện thực? |
Phải phù hợp thực tiễn
Việc hạn chế xe máy ngoại tỉnh trong khu vực nội thành là một chủ trương đúng đắn, về lâu dài là cần thiết và phù hợp xu thế phát triển của Thủ đô. Song, vấn đề mà người dân, chuyên gia khoa học đưa ra là không chỉ phải có lộ trình cụ thể, mà còn phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhu cầu của người dân.
Về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho biết, việc hạn chế xe máy đã nhiều lần đặt ra và là tâm huyết của cơ quan quản lý Nhà nước, song phải căn cứ vào nhiều yếu tố như kinh tế xã hội, mức sống của người dân, nghiên cứu về xã hội học để đánh giá cụ thể cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Cũng theo ông Liên, hiện dù số lượng phương tiện giao thông công cộng ngày một tăng lên, nhưng hạ tầng chưa được cải thiện thì cũng khó thu hút người dân tham gia. Thực tế, phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng được, không có vốn, đi vay cũng khó khăn, bởi như tuyến buýt nhanh (BRT) Kim Mã-Yên Nghĩa làm từ nhiều năm nay vẫn chưa xong.
Theo Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội” được chia làm 3giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 2020 sẽ hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ vào 2 ngày cuối tuần và dịp lễ, tết. Năm 2021 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội đô (bắt đầu từ đường vành đai 1) từ 7h đến 19h hằng ngày, đồng thời hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ các ngày trong tuần. Giai đoạn 2 từ năm 2023 sẽ mở rộng phạm vi dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh, bắt đầu từ vành đai 2, đồng thời mở rộng hạn chế ra các tuyến phố cũ (phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt...). Giai đoạn 3 đến năm 2025 sẽ cấm xe máy một số địa điểm trong vành đai 3. |
“Hiện vào giờ cao điểm có những điểm bị ùn tắc hàng tiếng đồng hồ, đến năm 2025 mà vẫn như thế này thì người dân sẽ không thể di chuyển. Đến khi cấm phương tiện cá nhân thì người dân di chuyển bằng phương tiện gì? Trả lời được câu hỏi đó không đơn giản vì đất không “nở” ra mà người thì đông lên. Phải có phương tiện thay thế để người dân đi”- ông Liên nhấn mạnh.
Cùng đó, nhiều chuyên gia về giao thông cũng cho rằng Hà Nội phải giải được bài toán căn bản là phải bố trí phương tiện thế nào để giúp người dân đi lại thuận tiện nhất. Nếu đáp ứng được yêu cầu này, họ sẽ tự bỏ xe máy để sử dụng phương tiện vận tải khách công cộng.
Cùng đó, hiện lượng người từ các địa phương đến Hà Nội để học tập, sinh sống rất lớn đồng nghĩa với nhu cầu đi lại của họ cũng rất lớn. Nếu cấm xe máy ngoại tỉnh thì những đối tượng này sẽ đi lại thế nào và sẽ phát sinh việc mua xe hoặc nhờ đăng ký biển số Hà Nội để sử dụng sẽ phát sinh bất cập trong quản lý phương tiện vì khi “lệnh cấm” được triển khai, người dân ngoại tỉnh sẽ “lách luật” bằng cách nhờ người đứng tên biển số Hà Nội.
Với tư cách là người ngoại tỉnh, anh Nguyễn Văn Đông (quê ở Thái Bình) chia sẻ: Việc thành phố Hà Nội đang tìm mọi phương án để giảm vấn nạn ùn tắc giao thông là điều mà người dân vẫn mong đợi từ lâu.
Tuy nhiên, với đề xuất trên, tôi thấy còn chưa hợp lý. Tôi và không ít người dân khác thường ngày vẫn sử dụng xe máy mang biển kiểm soát ở các tỉnh khác đi làm ở Hà Nội. Nếu trong thời gian tới, cấm xe máy ngoại tỉnh thì chúng tôi đi sẽ đi bằng phương tiện gì trong khi những phương tiện công cộng của nước ta chưa thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.?
Nên tính toán hợp lý
Phó Viện trưởng Viện chiến lược và phát triển Giao thông Vận tải Lê Đỗ Mười cho rằng, khi xây dựng lộ trình quản lý và hạn chế phương tiện cá nhân, Sở GTVT và Viện có đề xuất một giải pháp là hạn chế phương tiện ngoại tỉnh với sinh viên và công nhân các khu công nghiệp, thời gian đề xuất thực hiện từ năm 2025-2030.
Tuy nhiên, phương án này vẫn đang trong thời gian xin ý kiến. Cũng theo ông Mười, hiện trên địa bàn Hà Nội có hơn 20 trường đại học, chỉ cần 10 -20% số sinh viên ngoại tỉnh đi xe máy đến trường cũng đã là rất nhiều rồi.
Nếu số này đi phương tiện công cộng sẽ giảm áp lực giao thông một cách đáng kể. Do vậy, đây có lẽ là hai đối tượng mình dễ quản lý nhất và chuyển sang hoạt động vận tải công cộng là dễ nhất vì nhu cầu sử dụng tần suất đều, không đổi, ít phát sinh.
Nhìn dưới góc độ pháp lý, Luật sư Phạm Ngọc Minh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng việc hạn chế phương tiện cá nhân để chống ùn tắc, giảm thiểu ô nhiễm tiến tới xây dựng một đô thị văn minh là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo các quyền của người dân được đầy đủ.
“Khi thực hiện việc này mà Hà Nội vẫn có những cách thức đảm bảo cho người dân đi lại một cách thuận tiện thì sẽ được người dân đồng tình ủng hộ. Cần phải triển khai từng bước một, để người dân có thể chuyển đổi và thích nghi được. Đơn giản là để họ tìm ra một loại phương tiện giao thông nào khác phù hợp và đáp ứng nhu cầu của họ. Không thể hôm nay nói cấm, ngày mai thi hành ngay. Vì làm như vậy là làm khó người dân”- Luật sư Minh chia sẻ.
Đặng Tiến - Võ Giang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông
Giao thông 19/11/2024 17:46
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Giao thông 19/11/2024 17:42