Đề xuất cấm xe máy trên một số tuyến đường: Cần sự ủng hộ của người dân
Chủ trương đúng, nhưng cần tính toán kỹ | |
Đề xuất cấm xe máy ở Hà Nội: Phải làm tốt phương tiện công cộng trước | |
Hà Nội: Nhiều xe máy "liều mạng" chạy ngược chiều ở đường trên cao |
Không tuỳ tiện cấm
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Sở GTVT Hà Nội, ùn tắc giao thông là vấn đề tiêu điểm của tất cả các thành phố trên thế giới nhất là các đô thị đang trong quá trình phát triển.
Ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội phát biểu tại buổi họp báo của Ban Tuyên giáo Thành ủy. |
Ở Hà Nội, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, bên cạnh việc giải quyết được các điểm ùn tắc cũ lại phát sinh các điểm ùn tắc mới, nguyên nhân chủ yếu là do việc phương tiện giao thông cá nhân phát triển quá nhanh trong khi hạ tầng giao thông không theo kịp.
Chính vì vậy, Thành ủy đã chỉ đạo UBND Thành phố xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030” trình HĐND Thành phố xem xét ban hành Nghị quyết về Đề án này.
Đường Nguyễn Trãi là một trong những tuyến giao thông được nghiên cứu thí điểm cấm xe máy. |
Và việc đề xuất phạm vi, lộ trình phân vùng hạn chế hoạt động đối với xe máy phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng và năng lực của hệ thống giao thông công cộng bảo đảm đáp ứng nhu cầu đi lại và nâng cao chất lượng môi trường sống của nhân dân trên địa bàn thành phố và thực hiện mục tiêu dừng hoạt động xe máy tại các quận vào năm 2030 theo đúng Nghị quyết HĐND Thành phố.
Bổ sung thêm về vấn đề này, ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân, trong đó có xe máy và ô tô đã được Hà Nội đề cập từ khá lâu. Từ năm 2013, Hà Nội đã ban hành quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố, phân vùng hoạt động của ô tô theo tuyến và theo giờ.
Còn đối với xe máy, để dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030, thành phố sẽ có giải pháp cụ thể, thực hiện từng bước, có lộ trình, không phải đến năm 2030 là cấm ngay xe máy ra, vào trung tâm thành phố. Hơn nữa, đây là chủ trương chung của Chính phủ, đã có chỉ đạo cụ thể, không phải Hà Nội tự nghĩ ra và triển khai.
Ông Vũ Văn Viện khẳng định, việc xây dựng Đề án hạn chế hoạt động của xe máy bảo đảm nguyên tắc: Tuyến và khu vực hạn chế hoạt động xe máy phải có hệ thống vận tải khách công cộng và các phương tiện giao thông thay thế đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân; tổ chức giao thông hợp lý, đáp ứng việc đi lại của người dân trong và ngoài khu vực hạn chế; bảo đảm kết nối giữa các loại hình phương tiện giao thông; mở rộng không gian và các tuyến phố đi bộ nhằm tạo thói quen đi bộ và kết hợp với việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Về lộ trình, trong năm 2019-2020, thành phố sẽ nghiên cứu xây dựng Đề án trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, sẽ tổ chức công khai lộ trình thực hiện và triển khai các bước theo lộ trình.
“Đến nay, chúng tôi vẫn đang nghiên cứu kỹ Đề án này. Vì Hà Nội cũng xác định, đây là một việc khó, liên quan đến nhiều người dân, cho nên việc thực hiện sẽ có lộ trình, có nghiên cứu, thực hiện từng bước và chỉ thực hiện khi hạ tầng giao thông công cộng đáp ứng được, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, việc đi lại của nhân dân”- ông Viện khẳng định
Vì lợi ích chung
Khách quan nhìn nhận, những năm qua Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện hạ tầng giao thông. Với đồng bộ các giải pháp từ hạ tầng tới chính sách, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội đã giảm đáng kể. Từ 124 điểm đen ùn tắc vào năm 2010, giảm xuống còn 44 điểm năm 2015, và năm 2017 còn 41 điểm. Tuy vậy, ùn tắc ngày càng có chiều hướng diễn biến phức tạp trong những năm gần đây, nguyên nhân do hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển quá nhanh của phương tiện cá nhân, bên cạnh việc giải quyết được các điểm ùn tắc cũ lại phát sinh các điểm ùn tắc mới.
Cần phải khẳng định, Hà Nội là thủ đô có những đặc điểm khác biệt với tỉ lệ dân số đông, cấu trúc hạ tầng phức tạp với nhiều ngõ ngách nhỏ, phương tiện giao thông công cộng còn hạn chế. Bởi vậy, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, hiện xe máy đang phục vụ nhu cầu đi lại cho từ 70-80% người dân vì đi lại cơ động, hợp túi tiền, hợp với hệ thống đường xá… nếu cấm xe máy khi hạ tầng chưa đáp ứng sẽ gây hiệu ứng trái chiều, khiến giao thông trở nên lộn xộn hơn.
Là chuyên gia có 30 năm nghiên cứu về giao thông, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) Vũ Hồng Trường cho rằng, Hà Nội hiện đang đi đúng những lộ trình đề ra. Theo đó, hạn chế phương tiện cá nhân gồm 3 giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 1 là ưu tiên nguồn lực để phát triển vận tải hành khách công cộng để cải tạo hạ tầng cho người đi bộ. Đây thường được gọi là giai đoạn “mua” thói quen đi lại phương tiện công cộng. Giai đoạn 2 là kiểm soát phương tiện cá nhân, hướng người dân đến vận tải hành khách công cộng. Giai đoạn 3 là hạn chế, tiến tới dừng sử dụng nếu đủ điều kiện.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho rằng, hạn chế phương tiện cá nhân là một nhiệm vụ khó, đòi hỏi quyết tâm rất lớn, đặc biệt là sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên, để hướng đến lợi ích chung của cả cộng đồng thì bản thân mỗi người cần thay đổi thói quen. “Mỗi người đi một xe lúc nào chẳng tiện hơn. Nhưng cái tiện của mình cũng phải tiện cho cả xã hội nữa. Thành phố thực hiện lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân, cũng là vì lợi ích chung của xã hội” - ông Viện nói.
Thiết nghĩ, xu hướng tất yếu của giao thông đô thị là chuyển từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng kết hợp cá nhân. Tuy nhiên, đó là khi vận tải công cộng phải được nâng cấp về chất lượng và năng lực vận chuyển. Nỗi trăn trở của người dân với đề xuất trên là hoàn toàn có cơ sở. Vì thế, bên cạnh việc tái cấu trúc, tăng cường năng lực của các tuyến metro, xe buýt thì chính quyền phải triển khai song song các chính sách để hạn chế phương tiện cá nhân… chỉ khi xử lý “gốc” vấn đề, việc cấm xe máy, hạn chế xe cá nhân mới có thể được người dân đồng tình, ủng hộ.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15