Đề xuất thí điểm cấm xe máy trên một số tuyến phố của Sở GTVT Hà Nội:

Chủ trương đúng, nhưng cần tính toán kỹ

(LĐTĐ) Việc thực hiện lộ trình cấm xe máy lưu thông trong khu vực nội đô đến năm 2030 như chủ trương của Thành phố đề ra là phù hợp với lộ trình xây dựng Thành phố thông minh, văn minh, hiện đại. Mới đây lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) thông tin cho truyền thông về việc thí điểm cấm xe máy lưu thông trên một vài tuyến phố lại dẫn đến những phản ứng trái chiều. Thí điểm để triển khai chủ trương là đúng. Song thí điểm phải có sự tính toán thật kỹ cả về mật độ lưu thông, tính kết nối, hạ tầng cơ sở đi kèm để trách xáo trộn mới là điều quan trọng…
chu truong dung nhung can tinh toan ky Đề xuất cấm xe máy ở Hà Nội: Phải làm tốt phương tiện công cộng trước
chu truong dung nhung can tinh toan ky TPHCM cấm xe máy từ năm 2030, dân đi lại bằng gì?
chu truong dung nhung can tinh toan ky Hà Nội: Nhiều xe máy "liều mạng" chạy ngược chiều ở đường trên cao

Hạ tầng còn bất cập

Theo Sở GTVT Hà Nội, việc cấm xe máy sẽ thực hiện thí điểm tại các tuyến đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi - Hà Đông sau khi đưa tuyến đường sắt 2A (Cát Linh - Hà Đông) đi vào hoạt động.

chu truong dung nhung can tinh toan ky
Trục đường giao thông Nguyễn Trãi hiện nay hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện, đảm bảo. Ảnh: Giang Nam

Kế hoạch này đang được Sở GTVT Hà Nội nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh sẽ đảm bảo giải quyết các vấn đề liên quan như phát triển vận tải hành khách công cộng; phân vùng cấm hoặc được hoạt động đối với xe máy; thứ tự thực hiện hạn chế, cấm tại từng địa phương, từng tuyến đường phố cụ thể, theo một lộ trình cụ thể, chi tiết, với đầy đủ các điều kiện cần thiết. Như vậy, việc dư luận lo ngại vấn đề này đưa vào áp dụng triển khai luôn, gây xáo trộn giao thông là chưa thực sự hiểu hết vấn đề.

Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ nhìn nhận của người dân, việc e ngại đề xuất cấm xe máy trên một số tuyến đường như Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi… khi hạ tầng giao thông chưa đảm bảo cũng cần có tính toán thấu đáo. Theo ghi nhận của PV Báo Lao động Thủ đô tại hai tuyến đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi tình trạng ùn tắc luôn thường trực.

Cần phải khẳng định, thời gian qua Hà Nội đã có nhiều nỗ lực phát triển hạ tầng; tối ưu công tác tổ chức giao thông; tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

Riêng về phát triển giao thông công cộng, Hà Nội cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Đặc biệt, vào khung giờ cao điểm, các phương tiện lưu thông trên trục giao thông này rất lộn xộn không theo trật tự nào. Minh chứng dễ thấy là tuyến đường Lê Văn Lương. Tại đây, dù tuyến buýt nhanh BRT hoạt động được một thời gian song tuyến đường vẫn luôn có mật độ phương tiện tham gia giao thông cá nhân rất lớn.

Trong khi đó, mặt đường dành cho các phương tiện hẹp khiến cho tuyến đường bị ùn tắc nghiêm trọng. Các phương tiện di chuyển gặp rất nhiều khó khăn, ô tô, xe máy đi hỗn hợp trên làn đường hẹp. Để thoát cảnh ùn tắc, nhiều xe máy leo lên vỉa hè, hàng loạt phương tiện lấn vào làn BRT...tạo ra cảnh tượng hỗn loạn.

Tương tự, trên tuyến đường Trần Phú - Nguyễn Trãi là trục hướng tâm kết nối quận Hà Đông và một số huyện phía Tây Nam vào trung tâm Thành phố, thường xuyên có mật độ tham gia giao thông cao, tiềm ẩn nguy cơ về ùn, tắc giao thông. Đáng nói, dù được kết nối với hơn 40 tuyến xe buýt, được trang bị nhiều cầu bộ hành, có hầm chui, tuyến đường được thiết kế đến 6 làn xe song tình trạng ùn tắc cũng xảy ra nghiêm trọng.

Một thực trạng khác cũng đang nhức nhối trên trục đường Nguyễn Trãi này đó là sự xuống cấp của bề mặt đường gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cụ thể, trải dài khắp bề mặt trục giao thông này, đoạn từ Ngã Tư Sở đến ngã tư Khuất Duy Tiến xuất hiện nhiều vệt lồi lõm. Mặt đường nhiều vết vá víu cũ, mới khiến bề mặt trở nên gồ ghề.

Ở đoạn giao cắt với đường Chiến Thắng (quận Hà Đông), dù là nút giao thông tập trung đông người và phương tiện qua lại song mặt đường lại gồ lên không ít nắp cống. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng giao thông khu vực này trở nên phức tạp, lộn xộn dù không phải giờ cao điểm.

Bước đi tất yếu

Hiện xe máy đang phục vụ nhu cầu đi lại cho từ 70-80% người dân vì đi lại cơ động, hợp túi tiền, hợp với hệ thống đường xá của Hà Nội, đồng thời còn là “cần câu cơm” của nhiều người. Và phương tiện cá nhân vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Theo Phòng CSGT Hà Nội, thống kê 8 tháng đầu năm 2018, đơn vị đã làm đăng ký, cấp biển số mới cho hơn 218.000 phương tiện, trong số này có hơn 38.000 ô tô, 170.000 xe máy.

Tính trung bình mỗi tháng, Hà Nội đang có thêm hơn 27.000 ô tô, xe máy, xe đạp điện được cấp biển số để đổ ra đường. Đó là chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ ngoại tỉnh vào Hà Nội tham gia giao thông. Dự báo đến năm 2020, Hà Nội sẽ có hơn 843.000 ô tô, hơn 6 triệu xe mô tô, xe gắn máy. Đến năm 2030 thì số ô tô là hơn 1,9 triệu còn xe máy là hơn 7,5 triệu. Dẫn như vậy để thấy rằng, nếu các ngành chức năng không sớm có giải pháp hạn chế, mục tiêu giảm các phương tiện cá nhân để người dân chuyển sang loại hình giao thông công cộng sẽ rất khó thực hiện được.

Cần phải khẳng định, thời gian qua Hà Nội đã có nhiều nỗ lực phát triển hạ tầng; tối ưu công tác tổ chức giao thông; tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Riêng về phát triển giao thông công cộng, Hà Nội cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, thành phố hiện có 123 tuyến xe buýt (100 tuyến được trợ giá) với 1.915 xe; mạng lưới đã phủ khắp 30/30 quận, huyện, thị xã (đạt 100%); 438/584 xã, phường, thị trấn (đạt 75%). Xe buýt cũng được kết nối với 62/71 bệnh viện (đạt 87%); 190/283 trường THCS, THPT (đạt 67%); 27/27 các khu công nghiệp (đạt 100%); 30/30 các khu đô thị (đạt 100%). Tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị đi vào khai thác với năng lực vận chuyển gần 1.000 người/lượt; đoạn tuyến trên cao đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến được đưa vào khai thác từ năm 2020.

Nhiều nỗ lực song có một thực tế là hiện nay ùn tắc giao thông vẫn tái diễn, hệ thống xe buýt của Hà Nội chưa phát huy được tối đa hiệu quả, năng lực vận chuyển của mình. Đáng nói, vấn đề lớn nhất của xe buýt là bị hạn chế về tốc độ di chuyển mà nguyên nhân trực tiếp lại chính là lưu lượng phương tiện cá nhân quá lớn giành giật với xe buýt từng mét đường lưu thông.

Theo ông Bùi Danh Liên – chuyên gia giao thông, về mặt chủ trương việc hạn chế phương tiện cá nhân là hết sức đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, việc người dân lo lắng trước đề xuất cấm xe máy và việc cấm chỗ này sẽ ùn tắc chỗ khác không phải là không có cơ sở.

Ông Bùi Danh Liên cho rằng, trong quá trình xây dựng đề án cấm xe máy, Hà Nội nên lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng; sẽ tổ chức thống kê, phân loại theo khu vực (quận, huyện), niên hạn, chủng loại toàn bộ xe máy trên địa bàn; phân vùng hạn chế hoạt động của loại phương tiện này phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng…

Khi giao thông công cộng chưa phát triển thì việc cấm xe máy hay hạn chế xe máy, cần có một lộ trình và kế hoạch thực hiện hết sức cụ thể và hiệu quả.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động