Để xe buýt nhanh thực sự nhanh: Cần chung tay của cả cộng đồng
Chuyện ghi trên chuyến buýt BRT về đích sớm 3 phút | |
Chính thức đưa xe buýt nhanh BRT vào vận hành |
Nhằm giảm tải lưu lượng phương tiện cá nhân, giảm tải ách tắc nội đô, Thành phố Hà Nội đã chính thức đưa lộ trình xe BRTtừ bến xe Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa vào hoạt động từ 1/1/2017. Tuyến BRT này được đầu tư hiện đại, với chiều dài gần 15km, dọc tuyến có 21 nhà chờ, 10 cầu vượt cho người đi bộ sang đường đón xe. Giai đoạn đầu có 24 BRT được đưa vào vận hành (trong đó, có 20 BRT hoạt động thường xuyên, 4 xe để dự phòng). Ngày thường có 20 xe hoạt động, với tần suất từ 5 đến 15 phút/lượt; Chủ nhật có 14 xe hoạt động, tần suất từ 7 đến 15 phút/lượt. Thời gian xe mở cửa đón khách từ 5h sáng đến 22h đêm. Giá vé mỗi lượt 7.000 đồng, (khách được trải nghiệm BRT miễn phí trong tháng đầu năm 2017).
Hiện tượng lấn làn, tạt đầu xe buýt nhanh tuy đã giảm, nhưng vẫn còn xuất hiện trên một số tuyến đường. |
Thống kê từ Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội, riêng trong ngày 1/1, BRT đã thực hiện 264 lượt vận hành, vận chuyển 8.300 người, với mức trung bình đạt khoảng 31 hành khách/lượt. Lượng khách tăng đều đặn sau kỳ nghỉ lễ. Theo ông Nguyễn Hoàng Hải – Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, ngay trong ngày đầu vận hành, BRT đã vận hành đúng với tốc độ dự kiến, hầu hết hành khách đều hài lòng và không phàn nàn về dịch vụ, chất lượng. Hiện tượng lấn làn, vượt đầu BRT tuy đã giảm, nhưng vẫn còn xuất hiện rải rác trên các tuyến đường.
Lâu ngày sống quen với cái cũ, tâm lý của không ít người dân là ngại thích nghi với cái mới. Việc đưa tuyến xe BRT vào hoạt động cũng vậy. Tuy nhiên, lần nữa khẳng định, việc đưa tuyến xe buýt nhanh vào hoạt động không ngoài mục đích nào hơn là nhằm góp phần nâng cao chất lượng vận tải công cộng, góp phần giảm thiểu phương tiện tham gia giao thông dẫn đến vấn nạn tắc đường. Vì vậy, để tuyến xe BRT đầu tiên được hoạt động thông suốt, hiệu quả, an toàn, để dần nhân rộng mô hình ra nhiều tuyến khác rất cần sự chung tay của cả cộng đồng; trong đó đặc biệt là người tham gia giao thông. |
Ghi nhận thực tế của phóng viên báo Lao động Thủ đô, sáng 4/1/2017, trên các tuyến đường Lê Văn Lương, Láng Hạ, nút giao thông Hoàng Minh Giám…, dù lực lượng chức năng đã kẻ vạch, phân làn, cắm biển báo ở làn đường dành riêng cho BRT, nhưng nhiều ô tô, xe máy vẫn cố tình đi vào đường riêng này. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện trong giờ cao điểm, mà cả khi đường rất vắng, nhiều phương tiện vẫn lấn làn, đi ngay trước mũi xe buýt nhanh.
Cụ thể, ghi nhận trên đường Lê Văn Lương vào thời điểm 10h sáng ngày 4/1, dù đã hết khung giờ cao điểm, lưu lượng phương tiện di chuyển qua tuyến đường Lê Văn Lương cũng không quá đông, thế nhưng hàng loạt ô tô, xe máy vẫn đi vào làn dành cho BRT. Đặc biệt, tại nút giao Hoàng Minh Giám, trong quá trình vận hành, BRT cũng bị lấn làn, cắt đầu, bị “vây bủa” bởi hàng trăm phương tiện khác.
Là người đã di chuyển bằng xe buýt nhanh tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa mấy ngày qua, anh Đinh Văn Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Mấy ngày nay, tôi đều chứng kiến cảnh một số phương tiện xe máy vẫn cố tình chen vào làn xe buýt nhanh, ngang nhiên chặn đầu xe, khiến xe buýt nhanh phải di chuyển chậm, phanh gấp rất nguy hiểm.
Nhận định về vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng, người dân cần nhìn nhận rằng, việc đưa BRT vào hoạt động là dự án đúng đắn của UBND Thành phố trong nỗ lực hạn chế phương tiện cá nhân, giảm tải ùn tắc giao thông nội đô.
Phạt nặng những trường hợp vi phạm
Theo TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), để xe buýt nhanh phát huy được ưu điểm là phương tiện công cộng hiện đại, văn minh, góp phần hạn chế ùn tắc, trong thời gian tới Thành phố và Sở GTVT Hà Nội cần tiếp tục rà soát, tính toán, nghiên cứu lộ trình vận hành của tuyến BRT, sao cho vừa đảm bảo lộ trình vận hành, vừa điều phối được giao thông nội đô, không để xảy ra tình trạng ách tắc diện rộng. Cũng theo TS Hồ, để xe buýt nhanh “thực sự nhanh”, bên cạnh sự chung tay vào cuộc của các cơ quan chức năng, rất cần ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân, coi việc chấp hành luật giao thông đường bộ là trách nhiệm của mỗi người khi tham gia giao thông.
Nguyễn Hạnh - Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42